Page 228 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 228
234 VỂ CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH CHIẾN TRƯỜNG...
Montgomery - viên tướng Anh - về quyền chỉ huy các luc lượng
vũ trang trên bộ khối Tây Âu.
Bước sang tuổi 61, De LatUe cứ tưởng cuộc đời binh nghiệp
của mình đã đến lúc châ"m dứt, vậy mà lại có cơ hội thi thố tài
năng trên một cương vị lớn, một mình nắm giữ cả quyền chỉ
huy dân sự và quân sự một phương, vừa là Cao ủy - một chức
vụ giống như toàn quyền lại kiêm Tổng tư lệnh quân đội viễn
chinh tại Đông Dương. Một lý do khác như một động cơ thúc
đẩy là từ lâu ông và vợ vẫn thường xuyên nhận được thư của
dứa con trai duy nhâl: Trung úy Bemard de Lattre đang phục
vụ tại chiến trường Đông Dương, luôn mong cha sang lãnh
nhiệm vụ “cứu vãn” tình thế và cũng là chỗ dựa dể cho con
thăng tiến trong binh nghiệp.
Mười ngày sau khi nhận quyết định, sớm 17-12-1950 ông
lên đường sang Đông Dương kế nhiệm Leclerc, Valluy, Blaizot
và Carpentier đã ra đi sau những phen ngã ngựa.
Việc đầu tiên là ông sắp xếp lại bộ máy chiến tranh. Ngoài
viên đại tá Allard sẽ làm Tổng tham mưu trưởng, còn có tướng
Cogny làm Chánh văn phòng, Beauíre - chiến lược gia, Goussalt
sẽ thực thi những công việc “nho nhỏ" cần sự tín nhiệm đặc biệt
của ông. Salan, người mà ông cho là thông thạo các vẩh đề bản
xứ, đưỢc coi như Tư lệnh hành quân. Hai viên cựu quan chức
thuộc địa là Gauthier và Aurillac được giao làm cố vấn các vân
đề chính trị.
Ông không để các bộ tư lệnh không quân và hải quân đimg
biệt lập như trước mà tập trung dưới quyền chỉ huy trực tiếp
của ông. Tư lệnh chiến trường miền Nam ông giữ nguyên
Chanson vì ông hài lòng thấy Chanson không phản img khi bị
bớt xén quân trong biên chế cho chiến trường miền Bắc, lại tháo
vát trong hoạt động, ơ miền Bắc, Alessandri bị thay thế bằng