Page 226 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 226
232 VỂ CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH CHIẾN TRƯỜNG...
Vosges-Alsace. Ngày 30-3-1945, đội quân của De Lattre vượt
sông Rhin đến Áo.
Ngày 8-5-1945 nhân danh nước Pháp, ông ta cùng đại diện
các nước Đồng minh tiếp nhận việc ký kết văn bản đầu hàng
của phát xít Đức tại Berlin. Năm 1949, ông ta làm Tổng chỉ huy
các lực lượng lục quân của Tây Âu trong Khối quân sự Bắc Đại
Tây Dương (NATO).
Năm 1950, ta mở chiến dịch Biên giới tiêu diệt 6.000 quân
địch, xóa sổ hai binh đoàn Charton - Le Page, giải phóng
4.000km^ đâl đai, 35 vạn dân, khai thông toàn tuyến biên giới,
phá thế bao vây của giặc, thu một khối lượng binh khí kỹ thuật
đủ trang bị cho 5 trung đoàn. Pháp lâm vào thế bị động, vội
vàng điều Beaulre lên giữ Tiên Yên, Erolin giữ tuyến Việt Trì,
Phúc Yên, Bắc Ninh ngăn chặn quân ta tràn về trung du, uy
hiếp Hà Nội. De Lattre được cử sang Đông Dương khảo sát tình
hình, tìm phương cách cứu vãn. ông ta gợi ý tổ chức ngay
những binh đoàn cơ động theo kiểu Mỹ để đối phó với đối
phương một cách linh hoạt.
Binh đoàn cơ động Bắc Phi (GMNA) do đại tá Edon chỉ huy
và Binh đoàn cơ động số 3 do trung tá Vanuxem cầm đầu được
hình thành ngay sau đó theo chủ ý của De Lattre.
Trong lúc nước Pháp lâm vào tình trạng khủng hoảng Tổng
tư lệnh quân đội viễn chinh tại Đông Dương, nội các Pháp định
đưa Boyer de Latour - người có sáng kiến hình thành hệ thống
tháp canh để bủa vây nhân dân Nam Bộ làm Tổng tư lệnh, ông
này đã từng hất mãn trước sự xáo trộn và thay đổi liên tiếp các
vị tổng tư lệnh, bị Chanson - vị tướng trẻ - thay thế, đã từ chức,
không ,hào hứng nhận nhiệm vụ với những khó khăn chồng
chất. Người được tham khảo tiếp là tướng Juin, ông này từ chối
vì không muốn mât danh dự ở châu Á. Theo quan niệm của