Page 227 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 227

Chương 5: DE LATTRE DE TASSIGNY                                 233



        ông,  sớm  muộn  gì  Pháp  cũng  phải  buông  Đông  Dương vì  quá
        xa  và  tốn  kém.  Tướng  Koenig,  người  đã  nổi  danh  trong  trận

        Bir - Hakeim cũng được chọn, song vì ông này đặt ra quá nhiều
        điều  kiện,  đòi  động  viên  thanh  niên  Pháp  sang  Đông  Dương,
        đòi gửi thêm quân, V.V., nên đã bị gạt.
            Tổng  thống  Auriol  bàn  đưa  đại  tướng  Jean  Marie  Gabriel
        de  Lattre  de Tassigny đang làm Tổng thanh tra  quân lưc Pháp

        sang Đông Dương đảm nhiệm chức vụ trên. Như vậy, người ta
        đã  nhìn  De  Lattre  với  con  mắt  không  thích  thú  lắm,  song
        không  còn  ai  xứng  dáng nữa  nên phải  chọn ông. vả lại,  trong
        giai  đoạn  cần  dùng  vũ  lực  hầu  rửa  nhục  cho  Pháp  sau  thảm
        bại  trên  đường  số 4  hơn  là  cơ  mưu  chính  ưị  thì  De  Lattre  là

        “con át chủ bài', vì ông là người  phản  đối  mọi chủ  trương chủ
        bại  của  chính  phủ  và  hội  đổng  tướng  Imh  Pháp  hổi  bấy  giờ,
        khinh  bỉ  thậm  chí  không  thèm  chào  hỏi  những  kẻ  bất  tài,  bất
        tướng  như  Carpentier;  rất  quyết  đoán,  có  tư  thế  và  đã  có
        những  thành  công  trong  nghề  làm  tướng  với  nghệ  thuật  chỉ

        huy sắc sảo.
            Letourneau,  Cao  ủy  Đông  Dương,  đã  được  giao  nhiệm  vụ
        đến thuyết phục De Lattre. ông tỏ ra chần chừ, đòi có thời gian
        để  suy  nghĩ và  đòi  được  nới  rộng  quyền  hạn.  Sau  ít hôm  ông

        nhận lời, Chính phủ  Pháp đã châp nhận điều  kiện cho ông làm
        Cao  ủy  kiêm  Tổng  tư lệnh  quân  đội  viễn  chinh.  Người  ta  bảo
        ông đòi phải có thời gian suy nghĩ chỉ để làm bộ, làm tịch, biểu
        thị thái  độ  kiêu ngạo kinh niên của  một vị  tướng dòng dõi quý
        tộc,  thực ra khi được vời, trong thâm tâm ông mừng rỡ như mở

        cờ  vì  một  thời  gian  dài  người  ta  đã  mấy  lần  tước  mất  quyền
        hành của ông. Thoạt đầu,  De Gaulle tước của ông chức Tư lệnh
        Quân  đoàn 1  (quân đoàn Rhine  và  Danube),  kế đó,  ông bị  giải
        nhiệm  chức  Tổng  tham  mưu  trưởng,  tiếp  theo  là  sự lẩh  át của
   222   223   224   225   226   227   228   229   230   231   232