Page 46 - Văn Hóa Tộc Người Nùng
P. 46

thiếu trong các dịp lễ,  tết,  nhất là tết Nguyên đán.
       Bánh  bỏng  (gọi  là  khẩu  sli  là  một  loại  bánh  đặc
       biệt,  được chế biến khá công phu.  Người ta lấy cây
        "dần  pất"  về  vò  lấy  nước  hoặc  lấy  vỏ  cây  "mác
       mjầu"  giã  nhỏ,  lọc  lấy  nưốc  rồi  cho  gạo  nếp  vào
       ngâm  trong vài ba  tiếng đồng  hồ,  sau  đó  mang  đồ
       chín.  Khi nếp đã chín thành xôi thì đô ra nong, nia
       cho cơm  nguội đi,  đoạn cho bột sắn vào trộn,  đánh
       tơi cho tách ra từng hạt. Tiếp đó,  đổ vào cối giã cho
       bẹp đều các hạt rồi đem phơi khô và cho vào vại cất
        giữ,  chống  ẩm.  Khi  nào  dùng  mới  cho  vào  chảo
        rang để bỏng nở đều rồi lấy nước  mật đun  sôi trộn
       với  bỏng,  đổ ra  mâm  nén  kỹ,  sau  đó  dùng  dao  cắt
        thành từng miếng to, nhỏ tùy ý...
            - Tết nhỏ ("đắp nọi") tố’ chức vào ngày 30 tháng
        Giêng, có bánh lá ngải.
           -  Tết  Thanh  minh  tổ  chức  vào  ngày  mồng  3
        tháng 3,  có xôi  màu  (gọi  là  "khâu  nua  đăm  đeng")
        và  xôi  trứng  kiến.  Xôi  màu  được  nhuộm  từ  nhiều
        chất  liệu  khác  nhau  như  màu  vàng  từ  nghệ,  màu
        đen  là  màu  của  lá  cây  "xau  xau"  phơi  khô  giã  lấy
        nước,  màu  đỏ  dùng  lá  cây  "chăm  ché"  hơ  lửa  cho
        nóng  rồi  vắt  lấy  nước,  màu  tím  dùng  lá  "khẩu
        cắm".  Trước  khi  đồ,  người  ta  lấy  gạo  ngâm  vào
        nước của các chất liệu trên vài ba giò.
            - Tết Đoan Ngọ tổ chức vào ngày mồng 5 tháng 5
        âm lịch không thể thiếu được bánh giầy (péng chày)
        và bánh tro (péng dướt).
            - Tết 14 tháng 7 có bánh gai (péng tải).
            - Tết mồng 10 tháng 10 có bánh giềng.
            - Ngày Đông chí có bánh trôi (poóng phù).



        44
   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51