Page 67 - Trồng Cây Phát Triển Kinh Tế
P. 67
2.2. Kỹ thuật trồng rau sạch - rau mầm
Vẩn đề sản xuất sạch
Nông nghiệp và chăn nuôi gây ô nhiễm lớn cho môi trường
sinh thái nhất là đối với các nguồn nước ngầm. Chúng ta hãy lấy
Pháp làm ví dụ. Theo Jacques Vemier (1992): “Trong chưa đầy
hai chục năm số lượng cơ sở chăn nuôi lợn ở Pháp đã tăng gấp
6 lần và từ những năm 60 đến 80 ở Châu Âu lượng nitơ bổn cho
mỗi hecta đã tăng gấp 2 hoặc gấp 3. Điều đảng sợ hơn cả là
lượng nitơ dư thừa, theo nước thấm xuống đất, thường nhiều
năm sau mới tới các lớp nước ngầm. Như thế có nghĩa là nếu
bầy giờ chủng ta có giảm mạnh hoặc thôi hẳn việc dùng nỉtơ thì
lượng nitơ đã dùng trước kia vẫn còn tiếp tục làm ô nhiễm nước
ngầm trong nhiều năm nữa. Tất nhiên, nếu chịu tổn kém, ta cỏ
thể khử nitơ trong nước ăn bằng những phương tiện hóa học hay
sinh học, ta cũng có thể từ bỏ các giếng đã nhiễm nitrat và đi lấy
nước từ xa về bằng cầu máng... Song hay hơn cả vẫn là trị bệnh
tại gốc: đối với chăn nuôi, chẳng khỏ khăn gì vì các trại chăn
nuôi là những cơ sở có địa điểm rõ ràng, chỉ cần bắt họ phải xử
lý nước phân chuồng giống như công nghiệp xử lý các chất thải;
nhưng đổi với nông nghiệp thì thật là nan giải vì nguồn gầy ô
nhiễm có diện tích rất rộng” [16].
Thâm canh nông nghiệp ở cuối thế kỉ 20 đầu thế kỉ 21 là
nguồn gây ô nhiễm nước, ô nhiễm môi sinh do phân bón (nitrat),
do thuốc trừ sâu và các chất kích thích tăng trưởng. Cũng theo Ị.
Vemier “Việc lạm dụng những sản phẩm này là mối đe doạ dổi
với môi sinh, đồng thời thường cũng là một sự mất tiền vó ích
đối với nhà nông. Năm 1990 tổ chức INRA đã tiến hành một
nghiên cứu và đã chứng minh rằng một nông dân sẽ có lợi về tài
chính hơn nếu tiết kiệm phân bón và thuốc trừ sâu, dù năng suất
cỏ bị giảm ít nhiều: Thu hoạch 80 tạ lúa mì/1 ha, cũng tương
66