Page 64 - Trồng Cây Phát Triển Kinh Tế
P. 64
nhưng khi có giàn các nhánh dây được tự do vươn xa, tỏa rộng,
tận dụng được nhiều không gian sống cho sinh trưởng, phát
triển, Cây Gấc khi ấy sẽ cho nhiều hoa, nhiều quả và tất yếu
người trồng sẽ có thu nhập cao hom. Chính vì thế, nên, cần phải
làm giàn cho gâc leo.
Làm giàn
Làm giàn cho Gấc gần giống như giàn Nho, Bầu, Bí, Mướp,
Đậu ván, Thiên Lý, Susu. Giàn nhất thiết phải có cột chống và
vật liệu giàn ngang bên trên.
Vật liệu tạo giàn bên ừên có thể là cây tre, cành tre, trúc,
song, mây, dây thép, dây cước.
Vật liệu làm cột chống thường là gỗ, tre hay bê tông. Trên
thực tế phổ biến nhất là cột tre.
Thi công giàn gấc bằng tre, trúc...
Giàn cỡ nhỏ thường có hình chữ nhật hay hình vuông. Đây
là loại giàn phổ biến trong trồng gấc ở hộ gia đình.
Giàn hình chữ nhật áp dụng với trồng trên đất tận dụng; diện
tích nhỏ, hẹp; hoặc trồng xen với những loài cây hồng chính
khác. Mặt trên giàn đặt các đoạn tre cách nhau 70-100 cm theo
chiều dài hình chữ nhật. Sau đó dùng 6 đoạn tre >2 m để đặt lên
trên theo cạnh 2 m giàn đều, buộc chặt. Mỗi gốc Gấc cần tối
thiểu khoảng 10 m2 diện tích giàn. Với loại giàn nhỏ này để
thuận lọi cho dây gẩc leo thì nên làm giàn hình chữ nhật: 2x5m.
Đầu giàn là vị trí gốc gấc bắt đầu leo lên giàn, đó chính là cạnh 2
m của giàn, cạnh dài 5 m nằm theo hướng ngọn dây gấc bò tới.
Với giàn hình chữ nhật nếu cạnh giàn trên làm bằng tre thì cột
chống đỡ phải chôn 6 cột như hình 1.
Khi trồng đại trà, trồng ứên diện tích lớn thì làm giàn có
hình theo dạng thừa đất, thừa ruộng. Các điểm trồng Cây Gấc bố
trí phân tán tương đối đều dưới giàn.
63