Page 27 - Trang Phục Việt Nam
P. 27

Sang thời Tiền Lê (981-1009), vua Lê Đại Hành lên ngôi mặc áo long
    [4]
  cổn , về sau áo mặc thường dùng vóc đỏ, mũ trang sức trân châu.
       Quân đội thường trực của triều đình (gọi là quân túc vệ hoặc thân quân)
  thích vào trán ba chữ ”Thiên tử quân”…
       Như vậy, về trang phục thời kỳ này, tư liệu và di vật rất hiếm. Kể cả tiếp
  sau, các tư liệu thành văn cũng chỉ chủ yếu nói đến trang phục triều đình
  (tên mũ, tên áo, màu sắc… nhưng lại không miêu tả tỉ mỉ, cặn kẽ). Một số
  di vật bằng gỗ, đá để lại, nói chung hình nét không được rõ lắm.
       Có thể nói, trong vài chục năm trị vì, các vua Ngô, Đinh, Lê dù sao cũng
  đã dành một sự quan tâm đến lĩnh vực trang phục, đặc biệt là trang phục
  triều đình mà nhìn chung ít nhiều có sự kế thừa hoặc sáng tạo về loại hình,
  kiểu cách, màu sắc. Ngoại trừ Lê Ngọa Triều (1006) cho đổi lại phẩm
                                         [5]
  phục các quan văn võ và tăng đạo, theo đúng như nhà Tống .





           1. Mũ tiến hiền 2. Mũ viễn du 3. Mũ Thông thiên 4,5. Mũ phác đầu
           Trên thực tế trong những thời kỳ chế độ phong kiến ổn định thì trang phục

  cũng theo đó dần dần được qui thức hóa đối với từng thành phần xã hội
  (vua, quan, dân; hoặc trong cưới, tang, lễ, hội…). Căn cứ vào kiểu thức,
  màu sắc, họa tiết… ở từng giai đoạn, sự phân biệt mang tính giai cấp
  được hình thành rõ rệt.
   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32