Page 28 - Trang Phục Việt Nam
P. 28

Thời Lý

   TRANG PHỤC TRIỀU ĐÌNH [6]
       Triều đại nhà Lý (1009 - 1225), kinh đô từ Hoa Lư dời về thành Đại La,
  gọi là Thăng Long. Năm 1054, đặt tên nước là Đại Việt.
       Sau những đêm dài tăm tối, nước Đại Việt vươn mình trong ánh sáng
  rực rỡ của một quốc gia phong kiến độc lập. Với qui mô xây dựng toàn
  diện, đây là cơ sở vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước và
  dân tộc.
       Vua đứng đầu triều đình, dưới có chín phẩm cấp quan văn, quan võ và
  các cơ quan chuyên trách. Nền kinh tế phát triển mọi mặt. Nhà nước có cơ
  sở nuôi tằm, dệt lụa. Những người thợ đã dệt được đủ các loại gấm, vóc,
  lụa, đoạn… nhiều màu, có họa tiết trang trí đặc sắc.
       Tham khảo bức tượng vua Lý Thái Tổ, đặt tại chùa Kiến Sơ (Phù Đổng,
  Tiên Sơn, Bắc Ninh), ta thấy mũ tượng là loại mũ phác đầu (mũ từ đời
  Đường có 4 góc, 4 tai, về sau làm 2 tai ngang ra, tức mũ cánh chuồn)
  nhưng phần trên hơi cao, ở giữa mũ có một đường chia cách từ dưới lên
  trên, hai bên trang trí hai hình mặt trời bốc lửa. ở giữa trán mũ nhắc lại hình
  mặt trời bốc lửa, hai bên là hai bông hoa nở. Các đường viền ở mũ đều là
  những núm nhỏ tượng trưng cho các viên ngọc quí. Đặc biệt hai tai mũ
  hình cánh chuồn (ngắn và mập). Nhìn chung, đường nét cấu tạo thiên về
  đường cong, tròn, không có các đường gãy góc, vuông cạnh. Áo bào mở
  giữa, trang trí hình rồng, hình hoa, sóng nước… Tay thụng rất rộng, dài.
  Chân đi hài mũi hơi cong nhưng lõm giữa (giống kiểu hài đen đời Tống,
  Trung Quốc). Tay tượng cầm hốt có tua rủ. Căn cứ vào kiểu dáng mũ đội,
  người ta có thể thấy sự khác biệt với mũ cánh chuồn thời sau (cánh chuồn
  dài và hẹp), chứng minh đây là một loại hình trang phục đặc biệt xuất hiện
  sớm. Đối chiếu với loại mũ cánh chuồn thời Tống (Trung Quốc) thì thấy mũ
  Tống có loại được thiết kế quả mũ góc cạnh, hai cánh chuồn rất mảnh và
  rất dài, có loại mũ khác cánh chuồn ngắn nhưng lại quặp xuống sát vai.
  Ngược lại, ô sa mạo, mũ cánh chuồn thời Minh trông khá giống hình dáng
  mũ tượng vua Lý Thái Tổ, đặc biệt là ở hai cánh chuồn. Như vậy, do ảnh
  hưởng từ qui cách trang phục nhà Minh, có thể tượng vua Lý Thái Tổ
   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33