Page 23 - Trang Phục Việt Nam
P. 23

với lòng say mê yêu thích nghệ thuật của những con người làm nên cuộc
  sống ấy. Ở các hình thuyền đang lướt, ngoài cách tạo dáng cho người
  cầm lái, người bơi chèo biểu hiện được sức mạnh bản thân, sức mạnh
  đồng đội và lòng tự tin ở tay nghề sông nước, người nghệ sĩ đã khắc họa
  những chiếc lông chim dài trên đầu các tay chèo đang ngả lướt cả về phía
  sau cho ta thấy tốc độ của con thuyền đang hiên ngang vượt sóng dữ, thác
  ghềnh, gió cản, băng băng lao nhanh tiến lên phía trước. Hình ảnh này phải
  chăng còn có ý nghĩa tượng trưng cho một tinh thần thượng võ, một nhịp
  sống tập thể ngoan cường đẩy lùi khó khăn, gian khổ.









                      Trâm đồng Đông Son
           Cũng qua trang phục, tượng người đàn bà trên chuôi kiếm ngắn phát

  hiện ở núi Nưa (Thanh Hóa) với tấm váy dài chùm kín hai chân, chiếc thắt
  lưng duyên dáng, mớ tóc tết hình vành khăn gọn gàng, đôi vòng tai lớn
  đung đưa… phải chăng đã chứng minh cho một cuộc sống tốt đẹp, ấm
  no? Những quả nhạc đồng xinh xắn trên nhẫn đeo tay rộn ràng reo lên theo
  mỗi cử chỉ, dù nhẹ nhàng của bàn tay đẹp; những chùm quả nhạc to trên
  các bao tay, bao chân luôn vang theo mỗi động tác khoát tay, theo mỗi
  bước chân vững mạnh của người dũng sĩ, phải chăng đã phản ánh được
  tâm hồn tươi vui, trong sáng, lạc quan, nói lên cách sống đường hoàng, tự
  chủ, tự tin của những con người Lạc Việt.
       Tục xăm mình xuất phát từ mục đích bảo toàn tính mạng cho con người,
  (vẽ lên mình để khi xuống nước không bị giao long hãm hại), đã được
  nâng lên thành một hình thức trang điểm cho thân thể. Có thể vào thời đó,
  tục xăm mình đã phổ biến rộng rãi khắp toàn dân đến mức “có lẽ vì vậy mà
  tên nước ta thời Hùng Vương mới gọi là Văn Lang” (Văn Lang: người vẽ
  hình).
   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28