Page 25 - Trang Phục Việt Nam
P. 25

Vài nét về
    thời Ngô - Đinh - Tiền Lê
           Vào  nửa  sau  thế  kỷ  III  trước  công  nguyên,  Thục  Phán,  một  thủ  lĩnh
  người Âu Việt từ miền trên đã tràn xuống đánh chiếm nước Văn Lang,
  thống nhất hai lãnh thổ, dựng nên nước Âu Lạc, dời đô từ miền núi xuống
  đồng bằng. Thời kỳ này đồ sắt phát triển. Người Âu Lạc đã biết làm ra cày
  bừa và dùng sức kéo của trâu bò trong nông nghiệp.
       Về trang phục vẫn giữ tục cắt tóc, xăm mình, mặc áo chui đầu, cài khuy
  bên trái (tả nhiệm) (tục này đã có từ khi còn chưa sáp nhập hai đất Âu Việt
  và Lạc Việt).
       … Truyền thuyết về Mỹ Châu - Trọng Thủy trong đó có tấm áo lông ngỗng
  chứng minh cho phong trào nuôi gia cầm, gia súc đã rất phổ biến và nói
  lên sự phát triển về trang phục của nhân dân thời đó.
       Đất nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm lược, cai trị, cộng với ba lần bị phong
  kiến phương Bắc thống trị hơn một ngàn năm (207 trước công nguyên -
  939), nhân dân ta một mặt đấu tranh với kẻ thống trị, nhưng một mặt vẫn
  tích cực phát triển sản xuất. Nghề dệt đã có những bước tiến quan trọng.
  Nghề trồng dâu nuôi tằm đã phổ biến và còn sản xuất được các loại vải
  bông thô, vải đay, vải gai, lụa, vải cát bá loại mịn… Đã biết dùng tơ tre, tơ
  chuối dệt thành vải. Vải dệt từ tơ chuối có tên gọi là vải Giao Chỉ. Khăn
  bông được thêu thùa rất đẹp gọi là bạch điệp. Ngoài ra, còn làm nhiều đồ
  trang sức bằng vàng bạc (vòng tay, nhẫn, hoa tai, trâm), bằng ngọc (vòng,
  nhẫn), bằng hổ phách, bằng thủy tinh (chuỗi hạt). Thời thuộc Tề (479-502)
  đã từng phải cống cho triều đình phương Bắc loại mũ đâu mâu hoàn toàn
  bằng bạc. Khảo cổ học đã phát hiện được một số kiểu khóa thắt lưng,
  chứng tỏ tục mang thắt lưng khá phổ biến.
                                                 [1]
   Sử sách cho biết thời thuộc Hán, bà Trưng Trắc và em là Trưng Nhị  ,
  con gái lạc tướng huyện Mê Linh, quận Giao Chỉ thuộc dòng dõi Hùng
  Vương đã chiêu mộ nghĩa quân nổi dậy chống lại thái thú Tô Định để trả
  thù nhà đền nợ nước (40 - 48 sau công nguyên). Trong hàng tướng lĩnh
  nghĩa quân có rất nhiều phụ nữ. Ngược lại đã có một thủ lĩnh (ở huyện
  Thanh Oai, Hà Tây ngày nay) cho hơn 300 nam nghĩa quân mặc yếm, mặc
   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30