Page 22 - Trang Phục Việt Nam
P. 22
Hoa tai bằng đá hình thú
Ở tốp người hát múa, trong khi các động tác múa làm ta suy nghĩ về tính
thống nhất cần thiết của các điệu múa thì động tác của những nhạc công
lại đem lại cho ta ấn tượng về sự vang vọng của âm thanh. Và trong khi cả
tốp sáu bảy người hát múa đều mặc “đồng phục” (váy, mũ như nhau), thì ở
chỗ khác có hai người cùng giã gạo, một người lại để tóc dài, mặc váy
dài, người kia: tóc ngắn, đóng khố. Những chi tiết này không chỉ biểu hiện
trình độ thẩm mỹ trong lĩnh vực nghệ thuật trang phục mà còn bộc lộ rõ tính
chất phong phú đa dạng của trang phục đương thời.
Chúng ta khâm phục các nghệ sĩ trang trí trống đồng: với bộ óc sáng tạo
và trái tim nồng nhiệt, đôi bàn tay tài hoa, điêu luyện đã vạch lên trống
đồng những hình nét kỳ diệu, chứng minh cho một nền văn hóa vật chất
sớm hình thành trên dải đất này đã song song tồn tại với một nền văn hóa
tinh thần tốt đẹp. Đặc biệt là thông qua nghệ thuật trang phục, người nghệ
sĩ đã nói lên được nhiều ý đồ diễn tả:
Ở cảnh giã gạo, mớ tóc dài, dải khố ngắn tung bay như hòa theo nhịp
điệu của động tác giã gạo, đã thể hiện cảnh tượng sinh hoạt của những
con người đầy nhiệt tình, hăng say lao động. Ở cảnh nhảy múa và tấu
nhạc, cùng với những bàn tay mềm mại, uốn dẻo như vòng cung, với dáng
điệu thổi khèn say sưa, với động tác rung chuông rộn rã, những bộ váy dài
xòe rộng, những chiếc mũ cài lông chim vươn thẳng lên cao cho ta cảm
giác về một cuộc sống tưng bừng, lạc quan, tươi đẹp đang phát triển cùng