Page 17 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 17
còn trong vụ LMR kiện Agentina, úy ban này cho rằng,
việc từ chôi nạo phá thai cho một nạn nhân bị hiếp dâm
gây ra nỗi đau thể xác và tinh thần, là sự vi phạm
quyền riêng tư của người phụ nữ. ớ cấp độ khu vực,
trong phán quyết về vụ X kiện Vương quốc Anh năm
1980, Tòa án nhân quyền châu Âu cho rằng, quyền sông
về nguyên tắc không áp dụng với các bào thai người.
Phán quyết này có thể coi là đã gián tiếp trả lòi một câu
hỏi khác, đó là việc phá thai có phải là sự vi phạm
quyền sống lfay không?
Mặc dù vậy, Công ưốc ve quyền trẻ em năm 1989 quy
định: “Trẻ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần
được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích
hợp về mặt pháp lý trưâc cũng như sau khi ra đờỉ' (Lòi
mở đầu). Điều này có nghĩa là, các quôc gia có nghĩa vụ
nhất định trong việc bảo vệ sự sống của trẻ em từ khi còn
là bào thai, cho dù sự bảo vệ đó không đồng nghĩa với
việc bảo vệ quyền sông của một tự nhiên nhân, mà thông
thường thể hiện chủ yếu qua các chính sách chăm sóc sức
khỏe của bà mẹ.
vể câu hỏi thứ tư, như đã đề cập, chủ thể của quyền
sốhg theo luật nhân quyền quốc tế là tất cả mọi người
(“everyone”, “every human being”). Bản thân đại từ nhân
xưng này đã cho thấy, quyền sống không phải là đặc
quyền dành riêng cho công dân của các quốc gia như các
quyền bầu cử, ứng cử... mà còn là quyền của tất cả các cá
nhân khác (công dân nước ngoài, người không quốc tịch,
18