Page 21 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 21
và cần hiểu rằng phạm vi của các tội này không vượt ra
khỏi các tội phạm cô' ý mà gây ra hậu quả chết
người hoặc các hậu quả nghiêm trọng khác.
Từ những diễn giải ở trên, có thể thấy rằng theo quan
điểm của các cơ quan nhân quyền Liên hỢp quốc, phạm vi
tội danh có thể áp dụng hình phạt tử hình là rất hẹp.
4. Quyền sống trong xung đột vũ trang
Liệu việc giết người trong bối cảnh chiến tranh/xung
đột vũ trang có phải là sự vi phạm quyền sốhg? về vấn
đề này, hành vi giết người trong bốì cảnh chiến
tranh/xung đột vũ trang hiện được điều chỉnh bởi cả hai
ngành luật nhân quyền và luật nhân đạo quốc tế. Theo
quan điểm chung hiện nay, nếu hành vi này diễn ra giữa
các lực lượng vũ trang của các bên tham chiến mà tuân
thủ đúng các quy định của luật nhân đạo quôh tê (cấm
tấn công vào thường dân và các mục tiêu dân sự, cấm sát
hại binh lính đối phương khi họ đã đầu hàng hoặc không
còn khả năng chống cự... hay nói cách khác, việc giết
người khi thực hiện các hành vi chiến tranh hỢp pháp
(“deaths resulting from Iawful acts of vvat’’) thì không bị
coi là vi phạm quyền sống được ghi nhận trong luật nhân
quyền quốc tê^.
1. Ví dụ, xem phán quyết của Tòa án Nhân quyền châu Âu
trong vụ McCann và những người khác kiện Vương quốc Anh
(McCann and others V. the United Kingdom), 1995, tại http://hudoc.
echr.coe.int/sites/eng/pages/search.aspx?i=001-57943
22