Page 12 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 12
phạm được thực hiện; (ii) Việc áp dụng hình phạt tử hình
không được trái với những quy định của ICCPR và của
Công ưốc về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng; (iii)
Hình phạt tử hình chỉ được thi hành trên cơ sở bản án đã
có hiệu lực pháp luật, do một toà án có thẩm quyển phán
quyết; (iv) Bất kỳ người nào bị kết án tử hình đều có
quyền xin và quyền được xét ân giảm hoặc thay đổi mức
hình phạt; (v) Không áp dụng hình phạt tử hình vối người
dưới 18 tuổi và không được thi hành án tử hình đốl với
phụ nữ đang mang thai; (vi) Không được viện dẫn Điều 6
để trì hoãn hoặc ngăn cản việc xóa bỏ hình phạt tử hình.
Bên cạnh ICCPR, một sô' công ưốc quốc tế khác về
quyền con người cũng đề cập quyền sống, trong đó bao
gồm Công ước về quyển trẻ em năm 1989\ Công ước về
ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng năm 1948^, Công
ước về trấn áp và trừng trị tội ác apácthai năm 1973^, V.V..
Xét nội hàm, ngoài những khía cạnh đã nêu cụ thể ở
Điều 6 ICCPR, trong Bình luận chung số 6 thông qua tại
phiên họp lần thứ 16 năm 1982, ủy ban Nhân quyền
1. Điểu 6 Công ưốc này quy định, các quốc gia thành viên thừa
nhận rằng, tất cả trẻ em đều có quyền cố hữu là quyền được sôhg.
2. Điều 2 Công ưốc này đưa ra định nghĩa về tội diệt chủng,
trong đó bao gồm hành động giết các thành viên của một nhóm dân
tộc, chủng tộc, sắc tộc hoặc tôn giáo nhất định.
3. Apácthai là chính sách phân biệt chủng tộc trước đây được
tiến hành ở Nam Phi. Điểu 2 Công ưốc này đưa ra định nghĩa về tội
ác apácthai, trong đó bao gồm hành động giết các thành viên của
một nhóm chủng tộc hoặc giết cả nhóm chủng tộc đó.
13