Page 104 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 104

Trên  phương  diện  nhân  quyền,  hầu  hết  những  nưốc
         ủng hộ xóa bỏ án tử hình đều không cho rằng quốc gia có
         quyển xử tử một sô" cá nhân bị kết án nhằm tác động tới
         hành vi của các công dân khác,  và ưu tiên hơn các chính
         sách có khả năng giảm tỉ lệ các vụ giết người nhiều hơn.
         Trong các cuộc khảo sát thăm dò ý kiến của người viết tại
         Triniđát và Malaixia,  những người trả lời cho rằng chính
         sách “thi hành án tử hình nhiều hơn đối với tội danh giết
         người”  là kém khả thi  nhất trong việc “giảm  các hành vi
         phạm  tội  bạo  lực  dẫn  đến  tử  vong”  (bên  cạnh  các  chính
         sách: “hiệu quả hơn trong việc đưa tội phạm ra xử lý trưốc
         pháp luật”, “giáo dục đạo đức tốt hơn cho thanh niên”, “các

         chính sách kiểm  soát buôn bán ma túy hiệu quả hơn” và
         “các  chính  sách  kiểm  soát  quyền  sở  hữu  súng  hiệu  quả
         hơn”),  ở Malaixia,  các phiên xử tử được cho  là kém  hiệu
          quả  nhất  trong  việc  kiểm  soát  buôn  bán  các  loại  thuốc
         cấm. Thậm chí, nếu hình phạt tử hình có tác động răn đe ở
          mức  cận biên  (“marginal”) thì  tác  động đó chỉ có  thể  đạt
          được bằng số lượng lớn các bản án được thi hành và được
         củng cố nhanh chóng bởi pháp luật.  Điều này sẽ gia tăng
         khả năng bị xử tử của những người vô tội hoặc bị kết án
          sai hoặc vối những người mà các tình tiết giảm nhẹ đã cho

          thấy rằng án tử hình là một hình phạt không tương xứng
          nhằm  mục  đích  răn  đe  các  công  dân  khác.  Do  đó,  theo
          quan điểm của người viết, việc áp dụng hình phạt tử hình
          chỉ để tác động tối việc tiến hành phạm tội của người khác
          là  sự tước  đoạt tùy tiện  mạng sống và vi phạm khoản  1,
          Điều 6 của ICCPR.


                                                                 105
   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109