Page 140 - Phát Triển Bền Vững Và Chăm Sóc Sức Khỏe Ở Miền Núi
P. 140

nhiều  ưu  tiên trong phân bổ ngân sách.  Sau nãm  1986, mở đầu
       thời kì đổi mới, xã hội Việt Nam đã có nhiểu đổi thay theo hướng
       đi lên, cũng đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho ngành y tế miến
       núi đạt được nhiều tiến bộ. Nguợc lại, nhiều nhu cầu mới gay gát
       về chăm  sóc  sức khỏe  được đặt ra cho ngành y tế:  tiếp tục giữ
       vừng các  thành quả đã đạt được trong khống  chế các  bệnh  lây

       truyền (sốt rét, sốt xuất huyết, dịch hạch, phong, v.v..); các bệnh
       dường tiêu hóa; chãm sóc các nạn nhân của hai cuộc chiến tranh:
       chiến tranh nóng và đặc biệt cuộc chiến tranh hóa học mà các hậu
       quả nặng nể còn kéo dài (dự kiến có thể đến khoảng năm 2050),
       chãm  sóc  sức khỏe, chữa bệrjh cho người nghèo và dưới nghèo;
       các thiên tai và các thảm họa môi trường; các hậu quả của các tệ
       nạn  xã  hội  có khuynh hướng gia  tăng  (nghiện thuốc  phiện, các
       chất  ma tuý,  nhiêm HIV: vìrut suy giảm miễn dịch người, bệnh
       A1DS:  suv  giảm  miên dịch  mắc  phải),  íập quán hút  thuốc  lào,
       thuốc lá còn chiếm một tỉ lệ cao trong nhân dân; các tai nạn giao
       thông;  các  bệnh  không  lây  Iruyền  nhiều  người  mắc  (bệnh  tim
       mạch, ung thư, thần kinh, tâm thần...). Mô hình bệnh tật mới biến
       đổi nêu trên đòi hỏi một tổ chức y tế được cải tiến một cách thích
       hợp và kịp thời.


          1. Phương hướng tổ chức y tế miền núi
          Một điểm có thể khẳng định là chiến lược  sức khỏe đã nêu lên
       cho  đến  nay  không  có  gì  thay  đổi.  Các  chủ  trương, đường  lối,

       chính sách của Trung ương Đảng, Chính phủ đều đúng đắn, kịp
       thời, phù hợp với các đòi hỏi của tình hình mới:  xã hội hóa công
       tác châm sóc sức khỏe, pháp lệnh hành nghề y-dược ngoài công
       lập, bảo hiểm sức khỏe, lập quỹ chữa bệnh cho người nghèo, V .V ..

                                                                 141
   135   136   137   138   139   140   141   142   143   144   145