Page 139 - Phát Triển Bền Vững Và Chăm Sóc Sức Khỏe Ở Miền Núi
P. 139
r
tế nhà nước vẫn phải xử lí các trường hợp bệnh nặng, các loại cấp
cứu và phụ trách chăm sóc cho những người nghèo.
Để giải quyết các yêu cầu chăm sóc sức khoẻ (chữa bệnh)
ưong xã hội (miền núi) hiện đại, còn nhiếu bênh hoạn, ngành y
tế miền núi cần một mặt xây dựng chế độ y tế (thầy thuốc) gia
đình, y học từ xa qua mạng tin điện tử V học, chế độ cấp cứu
nhanh cho các vùng sàu, vùng xa, hẻo lánh; chế độ cấp cứu hàng
loạt, trong các thảm họa môi trường, các biến động xã hội, v.v..;
một mặt giải quyết các hậu quả của các cuộc chiến Ưanh hiện đại
với các vũ khí gây thương vong hàng loạt (hạt nhân, sinh học, hóa
học...), các tệ nạn xã hội (ma tuý, mại dâm, lạm dụng tình dục,
nhièm HIV: virut suy giảm miễn dịch người, AIDS: hội chứng
suy giảm miễn dịch mắc phải...); niặt khác nâng cao chất lượng
chữa bệnh (chữa bệnh toàn diện bao gồm cả dinh dưỡng, công tác
hộ lí, tâm lí chữa bệnh, phục hồi chức năng, lí liệu pháp, âm nhạc
chữa bệnh...
Chìa khóa để giải quyết các yêu cầu bức xúc nêu trên là đào
tạo nhanh chóng và có chất lượng một nhân lực kiểu mới theo nội
dung của y học hiện đại (kết hợp với y học cổ truyền); đồng thời
chuyên hóa đội ngũ cán bộ hiện có đang hoạt động bằng con
đường đào tạo liên tục, vừa học vừa làm.
IV. TỔ CHÚC y TẾ MIỀN NÚI
Trong xây dựng tổ chức ỵ tế miền núi cần lưu ý đến các đặc
điểm của miền núi là: đất rộng người thưa, tình hình phát triển
chung còn nhiều hạn chế, diện dân nghèo và dưới nghèo còn lớn,
tình hình sức khỏe kém, tỉ lệ suy dinh dưỡng còn cao, bệnh tật
nhiều; tình hình nhân lực hạn chế; ngân sách có hạn mặc dầu có
140