Page 112 - Phát Triển Bền Vững Và Chăm Sóc Sức Khỏe Ở Miền Núi
P. 112

c.  Các trường đại học miền núi (ở Thái Nguyên, ở Buôn Ma
     Thuật) được phân công chuyên đào tạo cán bộ cho miền núi, có
     thể chuyển biến dần nội dung đào tạo theo các điểm nêu trên đây
     đối  với  các  đối  tượng  mới đào tạo chính quy tập trung hay  tại
     chức; mở các khoá bồi dưỡng, bổ túc nghiệp vụ liên tục cho các

     cán bộ đang công tác trong các cơ sở y tế miền núi. Người thầy
     thuốc đa khoa thực hành được đào tạo 6 năm (chính quy tập trung
     hay bổ túc tập trung) theo hướng người thầy thuốc gia đình, sau
     khi nhận công tác ở các cơ sở thích hợp với hoàn cảnh của mình
     có thể tiếp tục tự học theo các hướng: hưóng chuyên khoa thành
     người thầy thuốc chuyên khoa I, chuyên khoa II; hướng cao học
     và tiến sĩ y  học công tác ở các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa
     học; hướng cán bộ quản lí. Có thể học theo các khoá tập trung
     hoậc theo chế độ tại chức. Có thể chuyén cấp hay không chuyển
     cấp theo các quy định hiện hành.

        d. Chế độ ngưòi thầy thuốc gia dinh (cán bộ y tế ở trạm y tế xã,
     các hội viên hội chữ thập đỏ hoặc các nhân viên y tế cộng đồng tình
     nguyện ở các thôn bản) thích hợp trước mắt và lâu dài với người dân
     ở nông thôn miền núi, ở các vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh; phù hợp
     với tám lí người dân miền núi ngại đến các bệnh viện noi mà họ
     thường gặp nhiều khó khăn khi bất đắc đĩ phải sử dụng.

        Trạm y tế xã có các bác sĩ đa khoa kiểu mới hoạt động theo
     nội dung chãm sóc sức khoẻ ban đầu và theo chế độ thầy thuốc
     gia đình là một tổ chức có thể nói là lí tưởng để giải quyết việc
     chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh cho người dân nghèo ở xa các đô
     thị; chăm sóc tại cộng đồng các nạn nhân của chất độc hoá học,
     các bệnh nhân nhiễm HIV.


                                                                113
   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117