Page 111 - Phát Triển Bền Vững Và Chăm Sóc Sức Khỏe Ở Miền Núi
P. 111
ị ị. ¿3. Hai ván đề trên là phương hướng của một nền y học hiện
đại, vấn đề xây dựng nhân lực, nếu được nghiên cứu kĩ, có thể rút
ra được mấy nhận dính sau dây:
a. Toàn bộ vấn đề của ngành y tê miền núi xoay quanh vấn đề
chăm sóc sức khoẻ ban đầu thích hợp, có thể chuyển hướng sang
xây dựng chế độ người thầy thuốc gia đình, đặc biệt ở tuyến cơ
sở thực hành (trạm y tế, bệnh viện huyện) sát gần với nhân dân
miền núi, kể cả ở vùng sầu vùng xa. Mô hình người thầy thuốc
gia đình ở miền núi là người thầy thuốc đa khoa kiểu mới, có các
kiến thức nghiệp vụ sau đây:
Y học lâm sàng hiện đại kết hợp với y học cổ ưuyền (thuốc
. nam, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt...)*
Khoa học môi trường: làm tư vấn cho gia đình giải quyết các
. vấn dề nước sinh hoạt, vấn đề vệ sinh, sạch sẽ cá nhân, gia dinh;
vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt mà mũi nhọn là
vận động, hướng dẫn nhân dân xây dựng bể khí sinh học gia đình
trong sinh thái VACR.
Các khoa học xã hội chủ yếu là tầm lí học, luật học, kinh tế
học, y đức, y đạo, cách ứng xử trong cộng dồng, quản lí, Các
khoa học xã hội rất cần thiết ưong công tác tư vấn sức khoẻ trong
dó có tư vấn về bệnh tật, về sức khoẻ sinh sản, về nhiễm HIV và
AIDS ở cộng đồng.
Phương pháp làm việc, nghiên cứu giải quyết bước đầu các
vấn đề bức xúc của miền núi và cộng đồng.
b. Bưóe đầu mạnh dạn sử dụng mấy tính, ứng dụng tin học với
các phương tiện có trong ngành và ở tại cơ sở.