Page 108 - Phát Triển Bền Vững Và Chăm Sóc Sức Khỏe Ở Miền Núi
P. 108
tế thị trường mở rộng; cho phép thanh toán đúng thời hạn các
món nợ quốc tế.
Sản xuất có phát triển thì mới cung cấp dầy đủ cho mọi nhu
cầu của các lực lương vũ trang, bán vũ trang, xây dựng quốc
phòng mạnh, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự xã hội trong tất cả
mọi tình huống.
Sơ đồ 11 nói lên ba điểu cơ bản:
a. Yêu cầu chất lượng đào tạo nhân lực cao ở tất cả các khâu
(trung học kĩ thuật, đại học, sau đại học, w .;); không để xảy ra
tình trạng thừa thầy thiếu thợ, dở thầy dở thợ. Sự có mặt của một
số người “thừa” không đủ tiêu chuẩn trong sản xuất, các hoạt
động nhà nước, một số loại “kí sinh trùng” ngân sách sẽ cản trở
và ỉàm nhiễu loạn sự phát triển của đất nước.
Đây là vai trò to lớn (chủ lực là các trường đại học, của các
trường, lớp, các tổ chức đào tạo nhân lực, thuộc hay ngoài ngân
sách nhà nước, tư thục, các hình thức liên doanh...) quyết định
lâu dài đến tương lai phát triển bền vững (PTBV) của một đất
nước thuộc bất kì chế độ xã hội nào.
b. Một nền kinh tế tri thức, sản xuất công nghiệp hiện đại
đòi hỏi ở mỗi người lao động phải có sút khoẻ tốt. Một nhân lực
ốm yếu, thiếu sức khoẻ (theo nghĩa toàn diện) chỉ có thể làm ra
các sản phẩm giá trị thấp, không có khả năng cạnh tranh trên thị
trương khu vực, thế giới, thậm chí nội địa.
c. Người cán bộ quản lí trong ngành y miền núi nói chung,
cũng như trong khu vực sản xuất, nghiệp vụ ưong ngành y miền
núi nói riêng cần đặc biệt chú ý nhanh chóng xây dựng và củng
cố chất lượng của nhân ỉực trong ngành để đưa miền núi phát
triển nhanh, và đón đầu các yêu cầu mới của thời đại.