Page 105 - Phát Hiện Và Điều Trị Bệnh Loãng Xương
P. 105
xương ít, lượng xương mất đi, từ đó dẫn đến xương hấp
thụ, xương hình thành bị trở ngại, phát sinh bệnh loãng
xương. Một sô" phụ nữ cho con bú còn dễ mắc một sô" loại
bệnh có thể dẫn đến bệnh loãng xương như bệnh dạ dày
mạn tính, cường chức năng tuyến cận giáp...
39. Tỷ lệ hormon nam thấp có phải là nguyên nhân
dẫn đến phát sinh bệnh loãng xương?
Xương trong cơ thể giữ vai trò là bộ khung kiên cô"
chông đỡ toàn cơ thể. Khả năng chông đỡ ngoại lực từ
bên ngoài lốn hay nhỏ tỷ lệ thuận vói mật độ cao hay
thấp của chất xương.
Hormon nam đô"i với quá trình tạo thành mật độ
xương của thanh niên và sự duy trì mật độ xương của
người già đều có ý nghĩa quan trọng. Những người bị
mắc bệnh giảm chức năng các tuyến nội tiết từ khi còn
trẻ thì mức hormon nam trong cơ thể sẽ không đủ. Mặc
dù thông qua thực phẩm cơ thể vẫn hấp thu đủ lượng
chất canxi và vitamin D, tác dụng trong cơ thể vẫn hoàn
toàn bình thường, nhưng mật độ xương lại rõ ràng thấp
hơn so vói người bình thường. Nếu trước khi hai đầu
xương đóng lại, mức hormon nam được bổ sung phù hỢp
thì mật độ xương tăng lên rõ rệt. Nam giới ở độ tuổi
trung niên và cao tuổi có mức hormon nam giảm kéo
theo giá trị mật độ xương cũng giảm xuống. Nghiên cứu
cho thấy, nam giới trung niên, cứ tăng lên 5 tuổi thì
mức độ nguy hiểm dẫn đến gãy xương tăng lên một lần.
Như vậy so sánh với thanh niên, nam giới cao tuổi dễ
phát sinh gãy xương hơn. Theo thông kê của Tổ chức Y
105