Page 103 - Phát Hiện Và Điều Trị Bệnh Loãng Xương
P. 103
mãn kinh 3 - 5 năm. Khi bắt đầu có triệu chứng loãng
xương, xương sõhg và xương cổ là vị trí chịu ảnh hưởng
nhiều nhất. Quá trình lão hóa dẫn đến chức năng các tê
bào xương bị suy giảm, ruột hấp thụ canxi ít, tổng hỢp
vitamin D ở da cũng giảm thấp. Tất cả các yếu tô" này
góp phần làm trầm trọng thêm hiện tưỢng mất xương.
Sự thay đổi này trong cơ thể người phụ nữ không dễ
dàng nhận thấy. Vì vậy, bệnh càng có điều kiện phát
triển, chất xương ngày càng mỏng hơn, khoang trốhg
bên trong cũng ngày càng rộng hơn, độ cứng của xương
giảm, xương trở nên giòn và dễ gãy. Nếu không áp dụng
các biện pháp hạn chê thì mức độ nguy hiểm do bệnh
loãng xương gây ra càng trở nên nghiêm trọng hơn.
37. Phụ nữ mang thai có dễ bị loãng xương không?
Phụ nữ mang thai cũng có thể phát sinh một quá
trình mất lượng xương ở các mức độ khác nhau. Người
bị nặng có thể dẫn đến bệnh loãng xương. Phụ nữ trong
thòi kỳ mang thai hormon tuyến vỏ thượng thận tiết ra
nhiều hơn, ảnh hưởng đến niêm mạc thận nhỏ và phản
ứng với hoạt tính của vitamin D. Đồng thời gây trở ngại
đến việc tận dụng và hấp thụ canxi, dẫn đến chất vô cơ
trong xương không đủ, làm phát sinh bệnh loãng xương.
Phụ nữ mang thai trong giai đoạn thai kỳ do ít hoạt
động ngoài tròi, hấp thụ ánh sáng mặt tròi ít làm cho
lượng vitamin D tổng hỢp giảm, trực tiếp làm giảm kích
thích với xương dẫn đến lượng xương hình thành giảm
thấp. Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong thòi gian đầu
thai kỳ do quá trình trao đổi chất diễn ra bất thường,
103