Page 101 - Phát Hiện Và Điều Trị Bệnh Loãng Xương
P. 101
cũng giảm làm cho xương ngày càng yếu, giòn và dễ gãy.
Tác dụng của xương hấp thụ mạnh lên. Trong cơ thể
người già thường tồn tại cùng lúc nhiều loại bệnh, phải
dùng nhiều loại thuốc trị liệu làm xương hình thành
giảm, lượng xương mất đi tăng lên. Vì vậy, khi tuổi tác
tăng lên thì nguy cơ bị loãng xương cũng tăng lên.
Bệnh loãng xương do độ tuổi cũng là một biểu hiện
của quá trình thoái hóa trong cơ thể con người, biểu
hiện đặc trưng ở xương. Nó là một loại bệnh có tính
thoái hóa gây cản trỏ quá trình trao đổi chất của xương
ở toàn thân và không ngừng phát triển trầm trọng hơn
theo sự gia tăng của tuổi tác. Khi bị bệnh loãng xương,
tỷ lệ thành phần chất vô cơ trong xương và chất cơ bản
của xương giảm, lượng xương mất đi tăng, chất xương
biến đổi thành mỏng, sô" sỢi xương ít đi, tính giòn của
xương tăng lên và mức nguy hiểm dẫn đến gãy xương
cũng táng cao. Trong cơ thể người già, chức năng của
các cơ quan tương đôl suy giảm. Xương là một cơ quan
quan trọng trong cơ thể. Sau khi già, xương cốt sẽ phát
sinh hiện tượng thoái hóa trong đó sự thay đổi rõ ràng
nhất là xương bị loãng. Nguyên nhân của hiện tượng
này có mối liên hệ với một số phương diện sau:
+ Các tuyến hormon của người già tiết ra ít hơn.
+ Canxi mất cân bằng trong điều tiết hormon.
+ Có sự trở ngại trong chức năng tiêu hóa của người già.
+ Hoạt động ngoài trời giảm.
+ Có quan hệ mật thiết vói thói quen ăn uốhg, chê
độ dinh dưỡng.
101