Page 100 - Phát Hiện Và Điều Trị Bệnh Loãng Xương
P. 100
E@
35. Tại sao người trung niên và người cao tuổi dễ bị
bệnh loãng xương?
Lượng xương của người trung niên và người cao tuổi
giảm thấp là nguyên nhân quan trọng dẫn đến bệnh
loãng xương. Do hệ thốhg tiêu hóa của người cao tuổi
hoạt động kém nên lượng canxi, phốt-pho, vitamin D và
các chất dinh dưỡng khác hấp thu không đủ. Bên cạnh
đó người già ít ra ngoài, thòi gian tiếp xúc với ánh sáng
mặt trời hầu như không có, dẫn đến phản ứng của da
với tia tử ngoại thấp, chức năng thận thoái hóa...
Những đặc điểm này ở người già làm cho hoạt tính
vitamin D sản sinh giảm, lượng canxi, phốt-pho hấp thụ
ở đường ruột thấp, canxi trong máu giảm, kích thích
quá trình tiết hormon của tuyến cận giáp, làm xương
hấp thụ tăng, lượng xương dần giảm thấp làm phát sinh
bệnh loãng xương.
Theo sự tăng lên của tuổi tác, hormon của tuyến cận
giáp trong cơ thể con người có xu hưóng tăng cao. Những
người già trên 70 tuổi hormon của tuyến cận giáp có thể
cao hơn người bình thường 2 - 3 lần, thậm chí đến 4 lần.
0 người già, lượng canxitonin có xu hướng giảm nên mức
canxi trong máu theo tuổi tác cũng tăng lên, phô"t-pho
trong máu lại giảm thấp. Ngoài ra đốì với người già, chức
năng của các tuyến nội tiết trong cơ thể theo thời gian
dài cũng dần thoái hóa, xương hấp thụ dần lớn hơn
xương hình thành dẫn đến bệnh loãng xương.
Người già vì hoạt động không thuận lợi nên lượng
hoạt động giảm rõ rệt, các kích thích ngoại lực lên xương
100