Page 51 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 51
+ Tnú là con người trung thực, gan góc, dũng cảm, mưu ứí. Chất Tây
Nguyên này có trong con người Tnú từ khi anh còn nhỏ.
+ Tnú là người có tính kỷ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng.
+ Tnú có tình yêu thưoTig sâu sắc, mãnh liệt đối với núi nước quê hưcmg và
sục sôi căm thù giặc.
+ ở Tnú, đôi bàn tay là hình ảnh mang tính cách, dấu ấn cuộc đời anh rõ
nhất. Với đôi bàn tay mỗi ngón chỉ còn hai đốt, Tnú vẫn cầm vũ khí, vẫn đi tìm
thằng Dục để trả thù.
Sức mạnh của Tnú là sức mạnh của cả Tây Nguyên. Tính sử thi của tác
phẩm hội tụ, phát sáng ở nhân vật này.
- Bức tranh thiên nhiên:
+ Hình ảnh thiên nhiên trong truyện ngắn Rừng xà nu được khắc họa đậm
chất sử thi: cây xà nu như hóa thân của con người Tây Nguyên đau thương và
anh dũng. Cả rừng xà nu không cây nào không bị thương, song còn rất nhiều cây
xà nu khác đă vượt lên đau thương để sống. Sức sống bất diệt của cây xà nu biểu
hiện sinh động, phong phú ở nhiều phương diện khác nhau.
- Xây dựng hình tượng cây xà nu, rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành đã tạo
một bối cảnh không gian mang tính sừ thi: mở đầu và kết thúc tác phẩm là hình
ảnh hàng vạn cây xà nu thành đồi, thành rừng nối tiếp nhau chạy tới chân trời tạo
nên một vẻ đẹp hùng vĩ và bất diệt của thiên nhiên Tây Nguyên, làm nền cho
cuộc đời bi tráng của Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man.
Chính bức tranh thiên nhiên này đã làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.
- Giọng kể và ngôn ngữ âm vang tỉnh sử thi:
+ Giọng kể trang trọng, lời kể gợi nhớ tới lối kể “khan” ở các dân tộc thiểu
số Tây Nguyên. Đọc tác phẩm, ta thấy có hai giọng kể đan xen hài hòa với nhau.
Đó là giọng dẫn chuyện của nhà văn và giọng của cụ Met ^hi kể câu chuyện bi
tráng của nhân vật Tnú, của dân làng Xô Man cho mọi người nghe nhân đêm
Tnú về thăm làng.
+ Ngôn ngữ trong truyện ngắn Rừng xà nu mang tính anh hùng ca, đậm tính
sử thi.
Lưu ỷ: Trong quá trình làm bài, thí sinh cần biết chọn lọc và phân tích các
dẫn chứng đế làm rõ lần lượt từng yếu tố đã tạo nên chất sử thi trong truyện ngắn
Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành như đề bài yêu cầu.
51