Page 50 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 50
* Bài học nhận thức và hành động:
+ Rèn luyện những kĩ năng sống cần thiết, đặc biệt là ý chí.
+ Bên cạnh ý chí, còn cần đến một mục tiêu rõ ràng để đạt được thành công.
2. Câu 2
a. Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh, đòi hỏi
thí sinh phải huy động4dến thức về tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và
khả năng cảm thụ văn chưong của mình để làm bài.
- Thí sinh có thể phân tích và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng
phải có lí lẽ, có căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm.
b. Yêu cầu cụ thể
* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trung Thành, tác phẩm Rừng xà
nu, vấn đề đặt ra trong đề bài.
* Giải thích: Thế nào là tác phẩm văn chưong mang tính sử thi?
- Tác phẩm văn chưoug được coi là mang tính sử thi khi nó khai thác và
phản ánh xung đột của dân tộc với kẻ thù xâm lược, thể hiện những vấn đề lóu
của cả cộng đồng.
- Trong tác phẩm Rừng xà nu, tính sử thi biểu hiện qua chủ đề, hình tượng
nhân vật, bức tranh thiên nhiên, giọng kể, lời văn. Tất cả các yếu tố trên hài hòa
với nhau tạo nên tính sử thi - nét đặc sắc của tác phẩm.
* Tính sử thi thể hiện trong truyện ngắn Rừng xà nu
-Chủ đề:
+ Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã quan tâm đến những vấn đề liên quan
đến vận mệnh của dân tộc trong những năm tháng đế quốc Mĩ tiến hành cuộc
chiến tranh cục bộ xâm lược miền Nam nước ta (1965).
+ Tác giả không những đã phản ánh được cuộc kháng chiến anh dũng của
nhân dân Tây Nguyên, nhân dân miền Nam mà còn khẳng định một chân lý của
thời đánh Mĩ: “Chủng nỏ đã cầm súng, mình phải cầm giáo! ” - phải dùng bạo lực
cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng. Đây chính là cội nguồn sức mạnh
của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời kỳ chống Mĩ cứu nước.
Chính chủ đề ấy đã nêu bật tính sử thi của tác phẩm.
- Hình tượng nhân vật:
Nhân vật Tnú tiêu biểu, đại diện cho cộng đồng về cả sức mạnh, phẩm chất
cũng như lý tưởng, lẽ sống trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước:
50