Page 166 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 166

2.  Yêu cầu về kiến thức
             Trên  cơ  sở hiểu biết  sâu  sắc  về tác  giả Nam  Cao,  tác  phẩm  Chí  Phèo,  đặc
         biệt là bi kịch của nhân vật Chí Phèo, thí sinh trình bày quan điểm riêng của bản
         thân:  có thể đồng tình với một trong hai ý kiến hoặc bổ sung, kết hợp giữa hai ý
         kiến để có cái nhìn đầy đủ, toàn diện về bi kịch của Chí Phèo, miễn là lí giải có
         sức thuyết phục. Sau đây là một số phương án thí sinh có thể lựa chọn .
             Phương án 1. Bi kịch Chí Phèo là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
             - Đây là quan niệim có tính truyền thống được nhiều người chấp nhận.

             - Bàn luận:
             + Xã hội thực dân phong kiến tiếp tay cho bọn cường hào ác bá (Bá Kiến) đã
         đẩy Chí Phèo vào con đường tha hóa, trở thành quỷ dữ của làng Vũ Đại.
             + Định kiến xã hội đã chặn đứng con đường hoàn lương của Chí Phèo ngay
         cả khi Chí Phèo mong mỏi, khao khát được làm người lương thiện nhất.
             ^  Xã hội thực dân phong kiến cùng bọn cường hào ác bá và ngay cả những
         người dân hiền lành ở làng Vũ Đại không thể “vô can” trong việc đẩy Chí Phèo
         đến bi kịch, đến cái chết.
             Phương án 2.  “Bi kịch  Chi Phèo,  hơn  thế,  còn là bi kịch của con người tự
         từ choi quyền làm người. ”
             - Đây là ý kiến mới mẻ, có phần táo bạo khi nhìn nhận đánh giá về bi kịch số
         phận của nhân vật Chí Phèo.

             - Bàn luận:
             + Xuất phát từ đặc điểm thời đại:  Thời đại Nam Cao, ý thức về con người cá
         nhân có điều kiện phát triển. Nam Cao thể hiện tinh thần thời đại đó bằng cách chỉ
         ra rằng:  nếu quá lệ thuộc vào  cộng đồng,  con người  sẽ tự thủ tiêu mình;  và nếu
         cộng đồng can thiệp quá sâu vào đời sống cá nhân, nó sẽ hủy diệt cá nhân đó.
             + Ý kiến trên xuất phát từ số phận nhân vật Chí Phèo
             * Số phận cô độc và nỗi sợ cô đơn

             * Cái chết của Chí Phèo và sự yếu đuối về ý thức cá nhân.
             => Ý kiến trên thể hiện cái nhìn sâu sắc về tấn bi  kịch của người nông dân
         Chí Phèo.  Rõ ràng Chí cũng phải chịu trách nhiệm về bản thân cũng như về cái
         chết của mình.
             Phương án 3.
             - Hoàn toàn đổ lỗi cho Chí Phèo là chỉ coi trọng nguyên nhân chủ quan, và


         166
   161   162   163   164   165   166   167   168   169   170   171