Page 162 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 162

- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo, đặt nhân vật vào những tình huống
        độc đáo, cụ thể.
             * Điểm khác biệt:
            - Đoạn trích tác phẩm Chỉ Phèo:  Nam Cao chú ý diễn tả cảm xúc được hồi
        sinh nhân tính của nhân vật bị tha hóa đến mức  tưởng đã bán  linh hồn cho quỷ
        dữ;  thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tính hướng thiện của con người.  Giọng văn
        khách quan, lạnh lùng mà vẫn đằm thắm trữ tình.
             -  Đoạn  trích tác  phẩm  Vợ nhặt:  Kim Lân tập  trung  diễn tả niềm vui,  niềm
        hạnh  phúc  của  con  người  trước  những  đổi  thay  của  cuộc  sống  dẫu  chưa  có  gì
        sáng sủa;  thể hiện niềm tin vào tương lai, vào cuộc  sống.  Giọng văn hóm hỉnh,
        nhân hậu, thống thiết.




                                          ĐỀ 32



             I. Phẩn đọc hiểu
             (...)  Đặc  biệt nhất trong khoa  nấn  nướng  Việt Nam  là  cách pha  chế nước
        chẩm,  và  làm  các món  ăn để lâu  như dưa,  cà,  tưong,  mắm.  Nước chẩm  thì có
        nước mắm chanh ớt,  nước mắm gừng,  nước mắm cà cuống,  nước mắm dấm tỏi,
        mẳm tôm,  mắm tép, mắm cá, tương gừng.
             Tương làm  từ hạt đậu nành.  Ngon nhất là tương bần  (Hải Hưng)  và tưcmg
        Nam Đàn (Nghệ Tình).  Có tương nếp, màu sẫm, và tưcmg ngô màu vàng tươi.
             Dưa  ít ra  cũng có  mươi  loại phổ biến:  dưa  cải muối xổi,  dưa cải củ muối
        xoi,  dưa cải nén,  hành nén,  kiệu nén,  dưa giả,  dưa chuột,  bẳp cải,  rau cân muôi
        xổi, dưa góp...
             Cà thì có cà pháo muối xổi, cà bát muối xổi, cà pháo nén, cà bát nén,  cà bát
        muối ướp xì dầu, cà bát ngâm tưcmg, củ cải dầm nước mắm.
             Mắm  thì có mắm  tép,  mắm  tôm  chua,  mắm  ngừ,  mắm  thu,  mắm  mòi,  mắm
        mực, mắm cày.
             Nhiều  người đi ra  nước  ngoài,  cao  lương mĩ vị không thiếu  thứ gì,  nhưng
        thèm đĩa rau muống luộc chẩm tương,  thèm đĩa mắm tôm chua, quả cà pháo nén
        cắn giòn tan. Những thức ấy gợi nhớ đến quê hương xứ sở.
                             {Sổ tay Văn hỏa  Việt Nam, Trương Chính - Đặng Đức Siêu,
                                                          NXB Văn hóa,  1978, tr.  111)


         162
   157   158   159   160   161   162   163   164   165   166   167