Page 95 - Những Vị Thuốc Quanh Ta
P. 95

-  sổ mũi,  ho:  Rau ngổ  15  -  30g  sắc lấy nước uống
         hàng ngày.




              6.  Rau má
              a. Thành phần và tác dụng

              Rau má còn gọi là rau má thìa. Người Trung Quốc
         gọi là tích huyết thảo, liên tiền thảo.

              Cây  rau  má  mọc  bò,  thân  gầy,  nhẵn,  có  rễ  ở  các
         mấu,  lá  hình  tim  tròn,  có  khía  tai bèo,  rộng  2  -  3cm.
         Cuống dài  3  -  5cm,  phiến lá  màu xanh sẫm,  toàn cây
         khi tươi có mùi hăng, vị hơi đắng. Rau má mọc hoang ỏ
         khắp nơi, ven đưòng, bò ruộng, góc vưòn, bãi cỏ. ớ miền
         Nam nưốc ta, rau má còn được trồng để làm rau ăn và
         nước giải khát. Rau má cũng mọc ở các nước Đông Nam
         Á, Trung Quốc, Ấn Độ...
              Rau má giàu các khoáng chất như: kali, sắt, magie,
         kẽm, phot pho... Nhiều loại vitamin trong đó đáng kể là
         vitamin  A.  Thành  phần  quan  trọng  của  rau  má  là
         saponin  triterpen  kiểu  nhân  sâm  như  asiaticoid,
         thankunisid.

              Theo Đông y, rau má vị ngọt mát, hơi đắng, vào các
         kinh tâm, can, tỳ. Có tác dụng giải nhiệt, giải độc, chữa
         sốt,  viêm gan,  chảy máu cam,  nôn ra máu,  mụn nhọt,
         rôm sảy. Ngày dùng 30 - 40g rau má khô.

              Rau má có tác dụng kích thích tổng hợp collagen và
         elastin  giúp  cho  cơ,  xương  khoẻ  chắc,  da  mịn  màng.
         Tăng sinh tế bào hạt giúp mau liền sẹo các vết bỏng, vết



         94
   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100