Page 140 - Những Vị Thuốc Quanh Ta
P. 140
Tiếp theo cho đường và chút ít tinh bột và tiếp tục đun
cho đến khi nhừ, sánh là được. Ăn trong ngày.
- Bổ thận, tư âm, chỉ khát, trị chứng tiêu khát do
thận âm hư, tiểu dắt về đêm, khó ngủ, thần kinh suy
nhược: Bạch quả 20g, khiếm thực 20g, đậu đen 40g, gạo
tẻ ngon 40g. Vo sạch gạo tẻ rồi cho vào nồi đất cùng các
vị trên, đun sôi sau hạ lửa liu riu cho đến khi nhừ, nêm
gia vị vừa đủ, ăn nóng. Nếu ngưòi mắc chứng tiêu khát
do tỳ hư, tiêu chảy chỉ cần thay vị đậu đen bằng vị ý dĩ
nhân vẫn giữ nguyên cả 3 vị còn lại, chế biến như trên.
2. Sơn tra
a. Thành phần và tác dụng
Sơn tra còn có tên khác là sơn lý hồng, có một số tài
liệu còn gọi sơn tra là sơn trà, hay đào gai, chi sơn tra
hay chi táo gai. Quả có khi cũng gọi là quả táo gai.
Theo Đông y sơn tra có vị chua, tính hàn, quy vào
các kinh tỳ, vị và can. Có công năng phá khí tán ứ, hoá
dòm, chỉ huyết. Chủ trị lỵ, giảm đau, tiêu tích... Khi sơn
tra chín hái về phơi khô thì gọi là sơn tra sống, nếu
dùng lửa hong khô xém vỏ ngoài gọi là sơn tra sao, đốt
thành than để dành thì gọi là than sơn tra. Ruột sơn tra
chín thưòng được sử dụng để chữa nhiều bệnh do tiêu
hoá. Những người ăn không ngon miệng, viêm dạ dày
suy nhược, bệnh động mạch vành nên dùng.
Sơn tra là loại quả giàu dinh dưỡng. Cứ lOOOg sơn
tra thì có chứa 89mg vitamin c, chỉ thấp hơn đại táo,
đứng thứ 3 trong các loại quả, chứa 82mg caroten, chỉ
139