Page 116 - Những Vị Thuốc Quanh Ta
P. 116

đường, các nghiên cứu cho thấy nó hỗ trợ cho sự ổn định
         nồng  độ  đưòng  trong  máu  và  làm  giảm  sức  kháng
         insulin.  Đông  y  cho  rằng  củ  khoai  lang  vị  ngọt,  tính
         bình,  tác  dụng  bổ hư  (bổ cơ  thể),  ích  khí,  cưòng  thận
         (làm thận khoẻ), kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật,
        'sáng mắt.  Chủ trị các chứng ung nhọt, vàng da, hạ lỵ,
         viêm tuyến vú,  quáng gà.  Còn lá khoai lang cũng có vị
         ngọt,  tính  bình,  không độc,  có tác dụng bổ hư tổn,  ích
         khí lực,  kiện tỳ vị,  tư thận  âm,  chủ trị tỳ hư kém  ăn,
         thận âm bất túc.

             6. Bài thuốc phối hợp
             - Viêm dạ dày tá tràng,  vô toan:  Khoai lang 500g,
         rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ, giã nát cho vào vải bọc ép lấy
         nước rồi  đun  sôi để uống.  Ngày uốíng 3 lần,  mỗi lần  1
         bát con. Uống liền trong 20 ngày là một liệu trình. Nghỉ
         5 ngày lại uống tiếp liệu trình khác.
             -  Vàng  da:  Khoai  lang  500g rửa  sạch,  thái  miếng
         nhỏ, cho vào nồi đun sôi, cho gạo hoặc bột ngô vào nấu
         thành cháo đặc, dùng ăn dần trong ngày.
             -  Ung nhọt và viêm tuyến vú: Dùng khoai lang vỏ
         trắng, rửa sạch gọt vỏ, giã nát rồi đắp vào nơi ung nhọt,
         nơi tuyến vú sưng đau. Hoặc có thể hấp chín khoai, sau
         đó cho tỏi vào cùng giã nát đắp vào nơi đau.

             -  Táo  bón:  Dùng  khoai  lang  rủa  sạch  thái  miếng
         luộc chín, ăn cả cái lẫn nước.
              -  Tiểu  tiện  nhiều  lần  do  dương  hư:  Thịt  chó  và
         khoai lang lượng bằng nhau, cho vào nồi hầm nhừ, nêm
         chút rượu và gia vị vào ăn hết trong ngày.



                                                                 115
   111   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121