Page 182 - Những Nền Văn Hoá Cổ Đại Trên Lẫnh Thổ Việt Nam
P. 182

Những nền văn hoá cổ trên lãnh thố Việt Nam  183

      Parabol,  qua,  tượng  thú....và  một số lượng  lớn  khuôn  đúc  cho
      thấy  tại  đây  đã  hình  thành  và  phát triển  một trung  tâm,  một
      truyền  thống đúc đồng  mang tính địa phưong.  Các cộng đồng
      cư dân  noi  đây dựa vào điều  kiện sông nước mà giao lưu văn
      hoá-kinh tế, khai thác nhiều  nguồn lợi tự nhiên phong phú và
      đa  chiều  giữa  các  cộng  đồng  cư  dân  khác  trong  bối  cảnh
      thưong  mại  biển  ở khu  vực Đông Nam  Á bắt đầu  một thòi kỳ
      phát triển sôi nổi với khu vực Đông Á và Nam Á.

          Phát triển các tuyến văn hóa theo khu vực
          Khu  vực 1:  Lưu  vực sông Đồng Nai và sông Vàm  cỏ.  Đây
      là  các  di  tích  phân  bố trên  phạm  vi  các  gò  đất  cao  của vùng
      phù sa cổ luu vực hai con sông Đồng Nai và Vàm  cỏ, gồm các
      di  tích:  Dốc  Chùa  lớp  trên,  Suối  Chồn,  Phú  Hòa,  Dầu  Giây,
      Hàng Gòn,  Lò Gạch, Gò Cao Su, Gò Hàng, Gò ô Chùa lớp dưới,
      Long Giao (Xuân Lộc, Đồng Nai)...
          - Khu vụv 2: Từ hạ lưu sông Đồng Nai đến ven biển Bà Rịa-
      Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí  Minh. Đây là các di  tích  phân
      bố  trên  phạm  vi  các  giồng  đất  cao  xen  giữa  các  dòng  chảy  ở
      khu  vực  hạ  lưu  hệ  thống  sông  Đồng  Nai  và  hệ  thống  sông
      Mekong, gồm các di tích: Giồng Cá vồ, Giồng Phệt, Giồng Lớn,
      Giồng Nổi (Bến Tre), Bưng Bạc, Bưng Thom...

          -  Khu  vực 3:  Vùng  đổng  bằng  thấp  ven  biển  Đồng  Tháp
      Mười với một di tích Gò Cây Tung.
          Niên  đại:  Căn  cứ vào các phân  tích  C14  và các đặc trưng
      di  vật,  cho  thấy sơ kỳ  thời  đại  đồ sắt ở miền  Nam có  niên  đại
      khởi đầu từ khoảng giữa thiên niên  kỷ I tr.CN đến khoảng thế
      kỷ I-Il sau CN.

                                                Lâm Thị Mỹ Dung
   177   178   179   180   181   182   183   184   185   186   187