Page 185 - Những Nền Văn Hoá Cổ Đại Trên Lẫnh Thổ Việt Nam
P. 185
186 Tủ sách 'Việt Nam - đất nuác, can người'..
canh tác hiện đại, có cảm tưởng dường như đây là một "bâl
phế thải chạc", ở Việt Nam, và ngay cả ở Đông Nam Á cũng
chưa có nơi nào đã tìm thấy loại gốm ba chạc nhọn nhiều đến
như vậy. Thêm nữa, hình dạng của loại chạc gốm này tất cả
đều kỳ lạ. Thế nhưng, ở châu Âu có nhiều khu vực cư trú vào
thời kỳ 3000-2000 năm trước đây, người ta đã tạo ra những
chạc gốm tương tự loại đã tìm thấy ở Gò ô Chùa để dùng cho
việc làm muối. Hầu như trên thế giới, vào thời cổ nghề sản
xuất muối đều có những dụng cụ giống nhau - chạc gốm Gò ô
Chùa cũng là một trong những số đó. Qua nghiên cú-u một số
mẫu than tro do diêm dân để lại bằng phương phápC14, kết
quả cho thấy làng cổ này đã tồn tại cách ngày nay khoảng
3000 đến 2000 năm. Địa điểm này là chỗ nấu muối cổ đầu tiên
ở Việt Nam. Nhưng nhũng câu hỏi thú vị xuất hiện là, tại sao
nó lại nằm cách xa bờ biển ngày nay đến 150km - đây là điều
cần được làm sáng tỏ trong những năm sau. Để giải quyết một
số vấn đề về cảnh quan ngày xưa, một cuộc điều tra địa mạo
học được thực hiện vào tháng 3 - 4 năm 2004 xung quanh Gò
ô Chùa. Khu vực giữa Gò ô Chùa đến bờ biển không cao hơn
mực nước biển nhiều, chỉ vào khoảng vài mét. Trong thế Toàn
Tân (Holocene) mực nước biển thay đổi nhiều: khoảng 20.000
năm trước mực nước biển thấp hon ngày nay 120m, thế nhung
ở thời điểm 5.000 năm truức, mực nước biển lại cao đến 5m so
với ngày nay. Sau đó, biển thấp xuống một cách dao động từ
từ đến mực nước như ngày nay.
Vì thế có thể rằng 3.000 năm trước đã có một vịnh biển
kéo dài đến gần Gò ô Chùa. Đê’ kiểm tra giả thuyết trên các
nhà khảo cổ Việt - Đức đã nghiên cứu các lớp đất xung quanh
địa điểm này để chứng minh tầng trầm tích biển có niên đại
bằng vói trung tâm nấu muối Gò ô Chùa. Họ đà làm 11 lỗ