Page 313 - Nguyễn Văn Linh Hành Trình Cùng Lịch Sử
P. 313

Anh có dịp nói với nhân dần qua phỏng vấn báo chí: “Chúng tôi chiến
     đấu ở miền Nam mấy chục năm, chuyên lo công tác dân vận và đánh giặc,
     sau 1975 thì lao vào ổn định tình hình, khôi phục cuộc sống bình thường...
     Sau ngày Tổ quốc thống nhất, vấn để đặt ra cho TP. Hổ Chí Minh, cho Hà
     Nội và cho cả nước là phải từng bước xây dựng, đặc biệt là xây dựng kinh
     tế...  song đáng tiếc, bên  cạnh những thành tựu  đạt  được ta lại mắc sai
     lẩm... đặc biệt là những sai lám vế chính sách kinh tế, là bệnh chủ quan duy
     ý chí... đó là tư tưởng tiểu tư sản vừa “tả” vừa “hữu” khuynh, ở  thành phố
     ta chủ trương tịch thu cơ sở sản xuất của tư sản mại bản là đúng vì chúng
     là tay chân của đế quốc, song đối với giai cấp tư sản dân tộc thì không nên
     dùng cách đó mà phải khuyến khích họ đem tài năng, của cải để phát triển
     sản xuất, xây dựng đất nước... Đáng tiếc là ta vội vàng tiến hành cải tạo từ
     tiểu chủ đến tư sản, kể cả người buôn bán trung bình... làm hư hỏng cơ sở
     sản xuất, mất mát nguyên liệu, tứ tán tài năng. Từ những ngày sau chiến
     tranh đã có một số ý kiến khác với những việc đang làm. Lúa gạo là hàng
     hóa, phải để người làm ra tự chọn người bán, tự định giá, song ta lại tổ
     chức thu mua tùy tiện, ép giá...Từ cách làm đó nông dân phải bán lúa chui
     để không bị lỗ. Nhà nước ta lại lập trạm kiểm soát, bắt bớ người bán gạo;
     vể lý luận và thực tiễn cách làm đó là sai. ở  TP. Hỗ Chí Minh, những người
     lãnh đạo đã thấy rất rõ những thiếu sót đó, trao đổi với nhau để tìm cách
     thay đổi cách làm ăn cũ... Chúng tôi làm thử một số việc như cho sản xuất
     và xuất khẩu một số mặt hàng tiêu dùng sang các nước Đông Nam Á, cho
     người sản xuất vay vốn để tự mua nguyên vật liệu, tự cân đối sản xuất, hủy
     bỏ việc bán gạo hai giá, bỏ luôn cả cách phân phối gạo bao cấp... Các công
     việc này có tiếng vang ra ngoài thành phố và chúng tôi đã “không được
     hoan nghênh” mà bị kiểm tra, thanh tra, thẩm định trách nhiệm của các
     người lãnh đạo...”.

       Những nỗi khắc khoải ấy dằn vặt anh khiến anh phải chịu đựng chắc là
     nặng nể, căng thẳng, dù không phải như lúc đối đẩu với ác liệt của chiến
     tranh suốt mấy chục năm trước. Anh càng ít nói và nổi trẩm tư u uất ấy
     đâu phải trong khoảnh khắc giữa tháng ngày được sum họp hạnh phúc với
     gia đình.


     1  Trích  Lời của đồng chí Nguyên Văn Linh, do đồng chí Đinh  Phong,  Phó Giám đốc Đầ1 truyền hình
       TP.  Hồ Chí Minh  phỏng vấn trong Thành phố Hổ Chí Minh 10 núm.


     312
   308   309   310   311   312   313   314   315   316   317   318