Page 318 - Nguyễn Văn Linh Hành Trình Cùng Lịch Sử
P. 318
Không phải đợi lâu, chúng tồi vừa ổn định chỗ ngổi thì đổng chí Nguyễn
Văn Linh giản dị, vui vẻ, nhanh nhẹn nhưng điểm đạm đã xuất hiện ở cửa
phòng khách. Sau đó, đổng chí Ngô Thị Huệ (dì Bảy Huệ) phu nhân của
đồng chí, vui vẻ tự nhắc thêm một chiếc ghế ngồi cạnh đồng chí rất chân
tình và ấm cúng.
Đổng chí Nguyễn Văn Linh chủ động bắt tay mừng từng người và chủ
động nói mở câu chuyện “Tôi định lâu rổi, lúc nào đó sẽ về thăm lại Bình
Chánh và chiến khu Vườn Thơm - Bà Vụ, Láng Le - Bàu Cò một lần. Đó
là một trong những cái nôi kháng chiến của Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn
cũ mà Xứ ủy, Thành ủy có nhiểu năm đứng chân”. Điểu tôi xúc động nhất
khi đồng chí Lê Phương giới thiệu tôi, đổng chí Nguyễn Văn Linh à lên
một tiếng và hỏi thăm sức khỏe, đơn vị công tác của mẹ tôi*'' và các thành
viên trong gia đình, nhắc lại những lần “chú cháu” đã gặp và làm việc ở căn
cứ Thành ủy, Thành đoàn thời chiến tranh (vùng căn cứ Tim Phlơn - Prây
Veng của Campuchia), và cơ quan Thành ủy, Thành đoàn sau giải phóng
và khuyên tôi nên cố gắng công tác, học tập ở môi trường mới.
Trong một buổi trò chuyện, đổng chí Nguyễn Văn Linh hoài niệm rất
thiết tha vê' quãng đời chiến đấu cũ. Hồi đó, vào Láng Le - Bàu Cò, đổng
chí dừng lại ở nhà ông Mười Thừa (xã Tân Kiên - bên kia cáu An Lạc). Đây
là nơi làm trạm giao liên, đón khách từ nội thành ra, từ chiến khu vào. Vể
sau “động”, phải dời vào khu biển trũng phía ấp 2 bên kia đường (cũng
thuộc xã Tân Kiên). Đổng chí Nguyễn Văn Linh nhớ và nhắc lại rất rõ tên
những người đổng thời: đổng chí Cao Đăng Chiếm ở Bộ Nội vụ; đổng chí
Các, Phó Chủ tịch ủy ban hành chính kháng chiến, đổng chí Kha Vạn Cân,
Lê Văn Sỹ, Nguyễn Hộ.... và cả các đổng chí vào học nghị quyết hay tham
dự các lớp đào tạo ngắn ngày, các cán bộ thành phố và Trung ương... như:
Sáu Hò, Đỗ Duy Liên, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thọ Chân...
Xúc động nhất là đồng chí nhớ từng chủ xe đò, xe thổ mộ. Đổng chí nói:
“Hễ ai đi trên xe dừng ở trạm Tản Kiên, xuống ghe vào cứ thì y như lán sau
họ không lấy tiến xe. Có lần, một bác xà ích đã nhường cho tôi làm người
đánh xe để qua mắt lính và công an đồn Phú Lâm rất dữ dằn”.
1 Bà Nguyễn Thị Tư (Sáu Hòa), nguyên ủy viên Ban quân sự Thành đoàn Sài Gòn - Gia Định, Anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
317