Page 308 - Nguyễn Văn Linh Hành Trình Cùng Lịch Sử
P. 308

quyến  hành tước đoạt  của công  dân...  thì anh Mười  Cúc lên  án không
     thương tiếc trong nhiểu cuộc họp mà tôi được dự. Giọng ôn tổn thường
     xuyên của anh trở thành giận dữ đổi với các đối tượng vừa nói - nhất là khi
     anh thôi làm Tổng Bí thư, được đế cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung
     ương Đảng.

       Tôi thấy cẩn kể ra đây, trước khi kết thúc bài viết ngắn ngủi vể đồng chí
     Nguyễn Văn Linh - anh Mười Cúc. Nhân kỷ niệm lẩn thứ 20, ngày miến
     Nam hoàn toàn giải phóng và kỷ niệm ngày 1  tháng 5, xí nghiệp Ba Son
     có tổ chức cuộc họp mặt tại xí nghiệp. Đồng chí Cố vẩn Nguyễn Văn Linh
     đang bận việc, nhưng cũng cố gắng sắp xếp ngày giờ tới dự. Đổng chí cáo
     lỗi ra vế sau khi phát biểu một số ý kiến ngắn gọn như sau:

       “Trong nhà tù Côn Đảo mà Bác Tôn bị giam cẩm nhiêu năm, lúc ấy tôi
     cũng bị thực dân Pháp đày ải ra đó, khi tôi 16-17 tuổi. Nhiều lần làm phu
     sai, tạp dịch bên Bác Tôn, tôi học được ở Bác nhiều điểu. Chính Bác Tôn
     đã nâng đỡ tinh thẩn tôi, củng cố quyết tầm của tôi đối với cách mạng. Các
     gương sáng vẽ lòng trung kiên, chung thủy, đức tính kiên cường và dũng
     cảm của Bác Tôn khiến tôi và các đồng chí khác đểu kính phục. Tất cả điếu
     tôi học được ấy vẫn sống dai dẳng trong tôi cho đến ngày nay...”.
       Dự cuộc mít tinh tôi học được hai bài học lớn: Tấm gương kiên cường,
     khí phách, coi cái chết “nhẹ như lông hổng” của Bác Tôn qua các tháng
     năm dài bị đọa đày ở Côn Đảo và bài học vể tính trung thực, tinh thẩn rất
     đỗi khiêm tốn của đổng chí Nguyễn Văn Linh, nguyên Tổng Bí thư Ban
     Chấp hành Trung ương Đảng. Tôi nhớ mãi câu nói của anh: “Tất cả điểu
     tôi học được ấy (ở Bác Tôn) vẫn sống dai dẳng trong tôi cho đến ngày nay”.
       Trong ngày được tin đổng chí Nguyễn Văn Linh từ trần, nửa đêm hôm
     đó, tôi lục lọi trong hòm đựng ảnh lấy tấm ảnh mà đồng chí bảo tôi và chị
     Mười, thiếu tướng Lê Quốc Sản và đứa cháu gái chụp chung để làm kỷ
     niệm trước thẽm Hội trường Ba Đình trong dịp Đại hội Đảng lần thứ VI.
     Suốt đêm ấy, tôi không ngủ được, ngồi viết bài thơ đến gẩn sáng, kèm theo
     là bức ảnh vừa nói trên để kịp đăng trên “Tuẫn báo Văn Nghệ” để viếng
     một con người yêu quí đã đi xa...







                                                                     307
   303   304   305   306   307   308   309   310   311   312   313