Page 200 - Một Số Phong Tục Tập Quán
P. 200
khởi mừng thầm đến mùa thu hoạch lanh được
cắt về tước lá, phơi khô. Khi cây lanh khô kiệt
được tưóc ra để lấy sỢi thì người tưốc lanh phải
dùng tay bóp vỡ phần giữa cây lanh, chia nhỏ
lanh thành ba sỢi rồi tước xuôi về phía ngọn. Đến
phần ngọn lanh, mỗi sỢi được tách ra làm đôi để
tước trở lại phần gô"c. Như vậy, mỗi cây lanh được
tưóc làm sáu sỢi nhỏ, người Mông gọi người tước
lanh là lờu tua.
Người ta đem những sỢi lanh đã tước được đưa
vào côi giã để được những sỢi lanh xoăn và mềm.
Xe lanh là công việc nôi các sỢi lanh vào với nhau,
gôc nối với gổc, ngọn nôl với ngọn. Các mẹ, các chị,
các em gái dù xuông chợ, lên nương hay đi đâu
cũng mang theo mớ sỢi lanh vừa đi vừa nôl. Việc
làm này như một dấu hiệu xác định dân tộc người:
Chị ấy là người Mông, em gái ấy là người Mông.
Những sỢi lanh sau khi nôl được cho vào chảo
ngâm cho sỢi mềm trở lại. Khi sỢi đã mềm, lanh
được cuộn lại thành từng cuộn lớn, mấy mẹ, mấy
chị lại ngồi vào xa đánh lanh thành từng con chỉ
thật tròn. Con chỉ lanh được ngâm vào chảo nước
sôi có pha vào đó tro cây nghiên và tro cây dẻ. Lúc
vớt ra, chỉ lanh có màu ghi nhạt. Sợi lanh lại được
ngâm vào chảo nưóc sôi lần nữa. Lần này trong
chảo có chê thêm sáp ong. Sáp ong được bết vào sỢi
lanh làm cho sỢi lanh thêm tròn, thêm bóng...
Tấm vải lanh đã bền lại đẹp không thể trộn
lẫn loại vải khác. Bản thân nó là một thứ thổ cẩm
199