Page 137 - Máy Và Thiết Bị Lạnh
P. 137
3.7.2. Tốc độ động cơ và trục khuỷu
Các loại máy nén kín, nửa kín và hở dùng khớp nối trực tiếp, tốc độ động cơ
đúng bằng tốc độ trục khuỷu máy nén. Tốc độ động cơ xác định theo biểu thức (3.10).
Thí dụ : Với nguồn điện cđ f = 50Hz, 2 cặp cực (4 cực) hay p = 2, hệ số trượt
khoảng 6,5% thì tốc độ vòng quay khoảng 1400 vg/ph.
Máy nén hở, truyền động đai, tổc độ trục khuỷu cđ thể xác định theo biểu thức :
»2 = ^ (3.11)
n 2~ tốc độ vòng quay trục khuỷu máy nén ;
n j- tốc độ động cơ ;
d j- đường kính hiệu quả bánh đai động cơ, mm ;
d2~ đường kính hiệu quả bánh đai máy nén, mm.
Thi dụ 3. l ì ;
Cho b iế t: - tốc độ động cơ nj = 1400 vg/ph
- đường kính bánh đai động cơ 150 mm
- đường kính bánh đai máy nén 450mm
Xác định tốc độ trục khuỷu. Nếu n 2 = 700 vg/ph, hãy xác định d2>
Giải : Thay giá trị vào biểu thức (3.11) ta cđ :
150
^2 ” 450 ■ vg/ph
Nếu muốn tàng tổc độ trục khuỷu lên 700 vg/phút, phải sử dụng bánh đai m áy’
nén có đường kính như sau :
n 1400
d, = d, . - i = 150. = 300 mm
/ 1 -n_ 700
3.7.3. Quan hệ công suất động cơ và năng suất lạnh
Năng suất lạnh của 1 máy nén không cố định mà thay đổi, phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố, và có thể tính toán theo mục 3.2.8 với các thông số và điều kiện làm
việc đã cho.
Gông suất hữu ích (đo trên trục khuỷu) Ne cũng như công suất động cơ yêu cầu
N j cũng cđ thể tính toán theo mục 3.2.6 cũng với các thông số và điều kiện làm việc
đã cho.
Như vậy, nếu thay đổi điều kiện làm việc năng suất lạnh khác đi và công suất
động cơ cũng khác đi.
Công suất động cơ yêu cấu tăng khi :
- Lưu lượng qua máy nén tăng
- Số vòng quay máy nén tăng
- Nhiệt độ ngưng tụ tăng, áp suất ngưng tụ tăng
- Nhiệt độ bay hơi tăng, áp suất bay hơi tăng.
133