Page 90 - Kỹ Thuật Trồng Đậu Xanh
P. 90

mất  sức  nảy  mầm.  Khi  hạt  đã  được  khô  dòn,  cần  để
          nguội,  sau đó  mới  đưa vào  bảo quản.
             2. Bảo quản hạt đậu xanh

             Hạt đậu xanh thường bị mọt đục và ăn nên rất khó
          bảo quản. Nếu khối lượng đậu xanh ít, bảo quản trong
          các hộ  gia dinh,  nông dân ta có  nhiều kinh  nghiệm:
             -  Bảo  quản  bằng  tro  bếp:  dùng  tro  bếp  khô,  sạch,
          rây  mịn  rồi  trộn  với  hạt  đậu  xanh  theo  tỷ  lệ  1:10  (1
          lượng tro  +  10 lượng đậu), trộn đều cho tro bao quanh
          vỏ  hạt  dậu.  Sau  đó  cho  vào  chum,  vại,  hũ  hoặc  túi
          nilông 2 lớp, đậy kín hoặc buộc chặt miệng, để vào nơi
          khô  ráo,  thoáng  mát.  Bằng  cách  này  có  thể  cất  giữ
          được  đậu xanh hàng năm mà  hạt  dậu vẫn  khô  ráo và
          không  mất  sức  nảy  mầm,  không  bị  mọt  ăn.  Để  đảm
          bảo bảo quản hạt đậu được tốt hơn, nhiều nơi dùng tro
          lá  cây xoan thay cho tro bếp.
             - Bảo quản bằng lá xoan:  Lấy lá xoan phơi thật khô
          dòn,  đem  vò  nát  trộn  với  hạt  đậu,  cho  vào  dụng  cụ
          hoặc túi nilông 2 lớp đem cất giữ. Có nơi dùng lá mầm
          tưới phơi khô,  vò  nát thay cho  lá  xoan.
             Với những khối lượng hạt đậu xanh lớn được cất giữ
          trong kho  người  ta  sử dụng phostoxin  để  xông hơi,  cứ
          một viên  dùng  cho  lm3  kho,  xông  trong  một  tuần  lễ.
          Bằng cách này có thể bảo quản được  1 - 2  năm mà hạt
          đậu không hỏng,  không bị  mọt  ăn.
             Một số công trình nghiên cứu cho thấy là đặc điểm của
          các con  mọt khi  muốn  đục lỗ  để  chui  vào bên  trong hạt
          đậu,  cần  phải  dùng  các  hạt  đậu  ở  chung  quanh  để  làm
          điểm tựa,  nếu không chúng không thể đục lỗ  ở hạt  đậu.



          KỸ  THUẬT  TRỒNG  ĐẬU  XANH                           89
   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95