Page 86 - Kỹ Thuật Trồng Đậu Xanh
P. 86
bị lép lửng. Bọ xít non từ khi mới nở cho đến tuổi 3
thường sống tập trung, ít di chuyển. Bọ xít trưởng
thành thích ánh sáng đèn đêm. Bọ xít trưởng thành
có tập tính qua đông.
Phòng trừ: phát hiện sớm, diệt các ổ khi bọ xít non
mới nở. Vợt bắt bọ xít trưởng thành; dùng thuốc hóa
học dể diệt trừ khi mật độ bọ xít cao. Có thể dùng
thuốc Padan Bassa.
5. Bệnh phấn trắng đậu đỗ (Erysiphe communis Grev.)
Bệnh gây hại cho tất cả các loại đậu đỗ.
Triệu chứng của bệnh là tạo thành các đám nấm
màu trắng trên mặt lá như rắc bột phấn. Đám nấm
cũng có thể xuất hiện cả trên cành và trên quả. về sau
đám nấm dày lên và có màu xám bẩn, do việc hình
thành các quả nấm. Trường hợp bệnh nặng, bộ phận bị
bệnh trở nên thô cứng và chết. Nấm lưu giữ từ vụ này
sang vụ khác bằng các quả nấm trên tàn dư cây trồng.
Phòng trừ: tiến hành cày sâu, vùi tàn dư cây cùng
với quả nấm xuống dưới lớp đất sâu; phun thuốc trừ
bệnh khi bệnh nặng. Có thể dùng thuốc Zineb theo chỉ
dẫn trên bao bì thuốc.
6. Bệnh gỉ sắt đậu xanh (nấm Uromyces phaseoli w.)
Triệu chứng bệnh là các vết nhỏ màu vàng trắng ở
khắp mặt lá. Đầu tiên các vết bệnh xuất hiện rải rác
ở các lá dưới thấp, về sau lan dần lên các lá phía trên.
Đó là các Ổ nấm của bào tử xuân. Sau đó ít lâu các ổ
bệnh chuyển sang màu vàng nâu, chứa các bào tử hè.
Vào cuối giai đoạn sinh trưởng của cây, ổ nấm có màu
nâu dậm và chứa các bào tử đông của nấm.
KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU XANH 85