Page 84 - Kỹ Thuật Trồng Đậu Xanh
P. 84
sau lá thường đẻ 2 quả chồng lên nhau. Sâu non nở ra
sau một thời gian, đục một lỗ rất nhỏ ở vỏ, chui vào
trong để ăn thịt quả. Sâu xuất hiện quanh năm trên
đồng ruộng, di chuyển từ ký chủ này sang ký chủ khác.
Biện pháp phòng trừ: chủ yếu là luân canh cây họ
đậu với các cây trồng khác như: ngô, lúa, rau. Chú ý
phát triển sớm và dùng thuốc để trừ khi mật độ vượt
ngưỡng kinh tế. Trừ diệt sâu non khi mới nở có hiệu
quả hơn so với khi sâu đã đục chui vào trong quả.
2. Sâu đục quả đỗ tương (Etieỉla zinckenlla Tr.): Sâu
phân bố rộng rãi ở nhiều địa phương. Phá hại đậu
tương, đậu xanh và. các loại đậu đỗ khác.
Ngài mình nâu tối, dài 10 - 12mm. Cánh trước màu
nâu, có các vệt màu nâu đậm, vàng và trắng. Trứng hình
bầu dục, dài 0,5mm, khi mới đẻ có màu trắng sữa, sau
chuyển thành màu đỏ. Sâu non có 5 tuổi, lúc mới nở có
màu vàng sau chuyển thành màu xanh, trên lưng màu
đỏ tím. Sâu non đẫy sức dài 12 - 14mm. nhộng màng dài
9 - lOmm, bên ngoài có lớp kén tơ mỏng, thường ở dưới
đất gần gốc cây, có khi ở ngay trên quả đậu.
Sâu phá hại mạnh vào mùa hè và mùa thu. Sâu non
phá hại ở ngọn hoặc quả. Khi cây chưa ra quả, sâu
thường đục vào ngọn, làm ngọn cây bị héo khô, đâm
ra nhiều cành, nhánh, ít quả. Khi cây đã có quả, sâu
thường dục qua lớp vỏ quả và ăn hạt đậu ở bên trong.
Phòng trừ: luân canh với các cây trồng khác, diệt
trừ các cây chủ như muồng, cốt, khí..., phun thuốc khi
mật độ sâu vượt quá ngưỡng kinh tế. Có thể dùng các
loại thuốc Carbaryl, Sherpa, Decis theo chỉ dẫn.
KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU XANH 83