Page 79 - Kỹ Thuật Trồng Đậu Xanh
P. 79
- Do thời gian sinh trưởng của đậu xanh thường
ngắn, cho nên tất cả các loại phân đều dùng chủ yếu
để bón lót trước khi gieo hạt. Nếu trong thời gian sinh
trưởng mà cây phát triển chậm, xấu thì có thể bón
thúc thêm phân vào các thời kỳ cây có 3 - 4 lá thật,
khi cây ra hoa. Thường dùng nước phân chuồng pha
loãng hoặc dung dịch phân đạm hòa vào nước để tưới
vào gốc dậu xanh. Lượng dùng là 20 - 30kg sun phát
đạm cho 1 ha.
7. Làm cỏ, xới xáo, chăm sóc đậu xanh
Đây là những biện pháp kỹ thuật rất có hiệu quả trong
việc làm tăng năng suất đậu xanh. Đậu x a n h có những
phản ứng khá nhạy đối với các biện pháp chăm sóc.
Các biện pháp chăm sóc vừa góp phần làm tăng
hiệu quả kinh tế của việc trồng đậu xanh, vừa có tác
dụng bồi dưỡng cải tạo đất.
- Dặm tỉa: Ở vụ xuân, đậu xanh sau khi gieo khoảng
7 - 8 ngày là cây mọc. ơ vụ hè thời gian này là 3 - 4
ngày, ở vụ thu dông là 6 - 7 ngày. Sau khi cây mọc,
cần tiến hành tỉa và để lại số cây đúng với mật độ đã
ấn định. Không nên để quá dày, nhất là số cây ở mỗi
hốc (trong trường hợp gieo hốc, nếu dể dày quá cây
sinh trưởng kém, cằn cỗi, ít quả).
- Xới xáo, làm cỏ, vun gốc: Đậu xanh là cây trồng
cạn, đòi hỏi lớp đất mặt tơi xốp, thoáng khí và giữ ẩm
tốt. Vi khuẩn cố định đạm ở rễ cây đậu xanh thuộc
nhóm háo khí, nên cũng rất cần không khí. Vì vậy, để
tăng cường chức năng hoạt động của bộ rễ cây đậu
xanh và vi khuẩn cố định đạm đất rất cần được tơi
78 KỸ THUẬT TRỔNG ĐẬU XANH