Page 78 - Kỹ Thuật Trồng Đậu Xanh
P. 78

cũ  ở  dịa  phương.  Các  giống  mới  cần  được  bón  phân
          nhiều mới khai thác được hết tiềm năng cho năng suất
          cao  của  chúng,  và  có  như vậy  mới  đảm bảo  dược  hiệu
          quả  kinh  tế  của  việc  trồng  đậu  xanh,  cần  tránh  tình
          trạng trồng chay đối với  đậu xanh,  nhất là  ở các vùng
          trồng tập trung, trên các diện tích trồng thuần.
            Cần  bón  cân  đối  các  loại  phân  N,  p,  K và  phân  vi
          lượng.  Nên  dùng  các  dạng  phân  dễ  tiêu,  cần  chú  ý
          những điều  sau đây khi bón phân cho  dậu xanh:
            - Trong vụ xuân, trên các loại đất kém màu mỡ, cần
          bón nhiều phân hữu cơ. Bón lót khoảng 5 - 6  tấn phân
          chuồng + 10 - 20kg N/ha (khoảng 50 -  lOOkg phân sun-
          phát  đạm,  để  tạo  điều  kiện  cho  đậu  xanh  phát  triển
          sớm và  thúc  đẩy quá  trình cộng sinh  của vi  khuẩn  cố
          định  đạm.
             -  Ở  vụ  hè  trên  các  lọại  đất  bãi,  loại  đất  mà  trong
          vụ  xuân  đã  dược  bón  nhiều  phân  cho  cây  trồng  vụ
          trước,  thì  không  bón  thêm  phân  đạm.  Nếu  thấy  dất
          thiếu dinh dưỡng thì chỉ cần bón 5 -  lOkg/ha N và bón
          sâu,  nhất là  dối  với  trường hợp hạt giống  đã  được  xử
          lý vi  khuẩn  cố định  đạm.
             -  Phân  p  cần  bón  lót  cho  mỗi  ha  dậu  xanh  100  -
          150kg phân  supe  phốt phát.  Nếu là  đất chua  cần bón
          thêm  500  -  lOOOkg vôi  bột vào  lúc bừa  lần  cuối  trước
          khi  gieo  hạt  giống.  Khi  không  có  supe  phốt  phát  có
          thể  dùng các loại phân p khác.
             -  Đối  với  phân  kali,  trên  các  loại  đất  cát,  đất  bạc
          màu  và  dất  đỏ  bazan  có  thể  bón  lót  cho  mỗi  ha  20  -
          40kg K20   (khoảng 60  -  80kg clorua kali).



          KỸ  THUẬT TRỒNG  ĐẬU XANH                             77
   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83