Page 52 - Kinh Nghiệm Trồng Tiêu
P. 52
Nhiều thí nghiệm cho thấy ngay phân gà lâu ngày đóng
lớp cứng trên nền chuồng, chất đạm trong phân cũng bị
mất trên ba mươi phần trăm chứ không phải ít. Nếu đem
phân gà ra ngoài nắng gió phơi khô trong nhiều ngày roi
mới bổn cho cây thì chất dinh dương đâu còn nữa! '
Sự tiêu hao các chất dinh dưỡng trong phân gà là do
sự tan biến các hợp chất, hoặc do sự bay hơi làm tiêu hao
chât dinh dưỡng vì chât đạm bị mất. Sự tiêu hao vì bay
hơi xảy ra khi phân gà có hơi nồng, đó là ammoniaque mà
người mình quen gọi là "nước đái quỷ". Trong điều kiện
ẩm ướt, acide urique biến thành urée và urée phân hóa
thành hơi ammoniaque tan biến nhanh vào không khí.
Được biết trong phân gà ngoài ba thành phần cốt lõi
là đạm, lân và kali ra còn có nhiều chất khoáng khác như
đồng, kẽm, calcium, manganese, lưu huỳnh, magnesium...
Trong phân gà tươi, các chất dinh dưỡng ở thể hữu cơ
và vô cơ nên có rất nhiều châT dinh dưỡng cần thiết cho
tiêu và các loại hoa m àu khác.
Trồng tiêu ta có thể bón phân gà tươi, nhưng nên bón
xa gôc một chút. Tốt hơn hết là khi bón lót hay bón thúc,
ta nên trộn phân gà với phân rác mục và phân chuồng ủ
hoai sẽ tạo được độ dinh dưỡng cao hơn.
Phân gà tươi nên nhập với nhiều loại phân chuồng
khác như phân trâu bò chẳng hạn để ủ hoai, chứ không
nên loại bỏ một cách uổng phí. Được biết, m ột con gà
mái đẻ, bài tiết mỗi ngày được hơn trăm rưỡi gờ ram
phân, nghĩa là trong m ột năm con gà mái đó... sản xuất
được khoảng sáu mươi ký phân! Nếu nuôi vài trăm gà
đẻ, hoặc vài ngàn gà đẻ, trong một năm ta sẽ thu được
bao nhiêu tấn phân để giúp đất đai canh tác được màu
51