Page 47 - Kinh Nghiệm Trồng Tiêu
P. 47
♦ ủ kín phân dưới hầm: Nếu nơi ủ phân là đất cao
ráo, tầng nước ngầm quá thâ'p, đào sâu xuống một thước
đất vẫn chưa ngập nước ngẩm lên thì ta nên tiến hành
việc ủ phân rác dưới hầm.
Cách làm nầy thì ai cũng thích vì nó đốt ngắn thời
gian ủ phân, lại đỡ công tưới nước, cũng không phải
trộn đảo phân nhiều lần như cách ủ trên m ặt đất vừa
nói ở trên, đã thế phân lại có nhiều m ùn vì rác đã mục
nát rệu rạo cả.
Trước hết, ta phải đào một cái hầm, kích thước lớn nhỏ
và hình thù vuông tròn ra sao là tùy theo sô" lượng rác để ủ
nhiều ít bao nhiêu và tùy theo cuộc đất lớn nhỏ ra sao nữa.
thường thì hầm nên có chiều sâu khoảng năm sáu tấc. Đất
đào lên dùng để be bờ chung quanh khiến cái hầm sâu
thêm. Bờ này nên đắp dày và nện cho chắc chắn để ngăn
chận nước phân ngấm thoát ra ngoài uổng phí.
Khi chung quanh bờ vách đã làm xong thì ta có thể
tiến hành việc ủ rác.
Trước đó vài ngày, các loại rơm rạ, cỏ mục... cũng
được tưới nước cho thật ướt sủng dể chúng mềm dịu xucíng
cho dễ ém sát xuô'ng khi đưa vào hầm. Còn phương pháp
ủ rác xuống hầm cũng như cách ủ chất đông trên mặt đất
mà chúng tôi vừa trình bày ở đoạn trên. Nghĩa là cứ một
lớp rác đến một lớp phân chuồng, hay phân chuồng trộn
chung với các chất bổi phụ như tro bếp, bánh dầu, xác
dừa, thậm chí bùn sình vét dưới mương rãnh trong mương
vườn. Cứ châ't chồng nhiều lớp rác và phân liên tục lên
đến độ cao trên dưới thước rưỡi là vừa. Xin được lưu ý là
lớp phủ mặt trên cùng vẫn là đất thịt tơi nhuyễn dày
chừng năm bảy phân.
46