Page 48 - Kinh Nghiệm Trồng Tiêu
P. 48

Hầm rác mới ủ này trong ngày đầu đã kịp lên men và
       bốc hơi nóng lên cực  độ,  sau đó  chúng hả  hơi dần...  Qua
       một ngày đầu, ta dùng nước tiểu trâu bò hoặc nước phân
       tưới lên cùng khắp mặt hầm  rác một lượt cho thâm ướt từ
       trên xuống  dưới,  rồi  tiện thể  tém  ém  lại  mọi  chỗ  gồ  ghề
       cho  ngay  ngắn.  Việc  làm  sau  cùng  là  dùng hỗn hợp  bùn
       đất và đất sét dẻo phủ kín lên nắp hầm rác, sao cho không
       để hở một lỗ  hổng nào...
           Việc phủ  kín nắp hầm  rác nhằm  vào hai lý  do: trước
       hết là  giúp phân được ủ  kín nên mau hoai mục,  sau đó
       là  để  tránh  sự  hôi  hám ,  m ất  vệ  sinh,  nếu  nơi  ủ  rác  lại
       gần  nhà  ở.

           Thông  thường,  sau  đó  cứ  khoảng  mươi  lăm  ngày  ta
       nên ghé  thăm qua nắp hầm một lần, nếu thây có  chỗ  nứt
       nẻ thì nên tưới nước sơ qua vào hầm qua chỗ nứt đó trước
       khi  trét  đâ't  kỹ  lại.  Tốt hơn hết  là  bên  trên nắp  hầm  nên
       làm  mái  che,  nhất  là  trong  mùa  mưa  bão  để  đề  phòng
       nước mưa  xói  mòn nóc  hầm  thành những lổ thủng.

           Do  được  ủ  kín  nên  rác  bên  trong  mau  hoai  mục  nhờ
       lúc  nào nhiệt độ  trong hầm cũng lên cao  độ,  do vô  sô" vi
       sinh vật làm cho rác  lên men.
           Chỉ  cần  ủ  kín như vậy  trong ba  tháng  thì bên  trong
       rác  đã  hoai.  Ta  khui nắp  hầm  ra,  hôm  sau  đảo phân lên
       cho đều rồi để như vậy suốt một tuần cho phân "hả hơi"
       mới  đem bón cho tiêu hay các hoa  màu khác được.  Điều
       cần  biết  là  khi  mới  khui  nắp  hầm   thì  phân  rác  có  màu
       nâu  vàng,  nhưng  cho  ra  ngoài  sương  nắng  m ột  tuần  thì
       lại  trở  m àu  đen  và  tơi  mịn  ra  vì  các  chất  bổi  đã  hoàn
       toàn mục  nát.

                                                              47
   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53