Page 46 - Kinh Nghiệm Trồng Tiêu
P. 46
tươi, hoặc là có trộn lẫn với tro bếp, bánh dầu (đập nhỏ)...
Kế đó, người ta lại phủ lên trên một lớp phân rác dày như
trước. Cứ thế, hễ trải xong một lớp phân rác thì lại đến
m ột lớp phân chuồng hay các chất bổi phụ... xếp chồng
lên mãi cho đến khi có một đống phân rác cao khoảng hai
thước thì thôi. Thế nhưng, lớp trên cùng phải là lớp đất
nhuyễn dày độ năm phân để làm mặt.
Công việc châT rác để ủ này tuy dễ nhưng không kém
phần nặng nhọc, nhâ't là phải chăm lo việc tém gọn các
góc cạnh cho ngay ngắn tươm tất.
Dù bên trên đã có mái lợp, nhưng bôn bề chung quanh
đông rác, ta cũng nên dùng phên lá hay cà tăng che; phủ
để cản trở một phần nào việc bốc hơi nước từ đông phân
ra (vì rác khô thì lâu hoai mục). Từ đó, cứ vài ba ngày ta
nên dùng nước phân chuồng tạt tưới từ bên trên cho ngâm
dần xuống tận nền ủ, giúp các lớp rác rến có đủ độ ẩm
cần thiết cho mau mục.
Cứ ủ tưới như vậy độ bô"n tháng thì rác đã bắt đầu
hoai mục, nhờ các vi sinh vật sinh sôi nẩy nở vô sô" hằng
hà ở bên trong gặm nhâTn lần hồi. Đây là lúc ta nên xới
đều tất cả các lớp trộn lẫn với nhau, sau đó lại châ"t chúng
vào vị trí cũ, ém cho chặt xuô"ng để rác chóng lên men. Hễ
thâ"y lớp trên cùng và lớp ngoài hơi se khô là nên tưới kỹ
cho ẩm ướt.
Một tháng sau, ta lại cất công trộn đảo đều đống rác như
trước, rồi lại tưới nước phân, chất đống lại như cũ. Việc này
nếu làm đi làm lại vài lần thì phân đã hoai mục, phần lớn rác
rến trước đây đã mục nát thành đất, thành phân.
Để có phân tơi nhuyễn mà dùng, ta dừng m ột khung
lưới sắt mắt nhỏ độ phân tây làm rây... số ít rác chưa hoai
mục kịp, nên tiếp tục ủ lại để dùng vào lần sau...
45