Page 56 - Kinh Nghiệm Trồng Tiêu
P. 56
mọc từ mắt các đốt thân cây tiêu dễ bám chặt vào mà leo
lên. Chắc quý vị cũng biết rễ lộ thiên có bám chặt vào nọc
(hay choái) thì từ mắt đốt mới nẩy chồi ngang để ra hoa
kết trái. Ngược lại, vì một lẽ gì đó mắt đốt nào mà rễ lộ
thiên không bám được vào nọc thì rễ đó bị "trơ" ra và mắt
đốt đó không còn khả năng bắn nhánh ra được. Chính vì
lẽ đó, nọc tạm cũng như nọc vĩnh viễn bắt buộc phải có
độ nhám bên ngoài để dây tiêu bám chặt vào mà sông.
Cây cau ở vùng quê thì dễ tìm, tất nhiên đó là cau già
lão không còn khả năng ra buồng nữa, nên người ta chặt
xuống để làm cột làm kèo hoặc làm trụ hàng rào... Thân
cây cao lão này thường có độ cao từ mười thước trở lên,
có cây gần hai mươi thước, có thể chặt được năm sáu
khúc để làm nọc tạm.
Trong trường hợp không có đủ nọc cau cần dùng thì
người ta dùng các loại cây gỗ khác như xoài, mít, me
chẳng hạn, dù sao chúng cũng đủ sức chịu đựng được
mưa nắng sáu bảy tháng trở lên. Còn các loại tre nứa, tầm
vông tuy mua đâu cũng sẵn, lại rẻ tiền nhưng không ai
dùng làm nọc tạm cho tiêu leo cả, vì rằng lớp vỏ cật bên
ngoài của chúng đều láng lẫy trơn tuột không có độ nhám
cho rễ tiêu bám vào.
Nọc tạm chỉ được dùng khoảng một năm sau, sau đó
nó được thay bằng nọc vĩnh viễn chắc chắn hơn.
Chiều cao của nọc tạm không cần cao lắm, chỉ hai
thước là đủ, chưa kể đoạn dư cắm sâu dưới đất để giữ nọc
đứng vững (khoảng năm sáu tấc). Dù là nọc tạm cũng
phải cắm sâu xuống đất cho chắc chắn, không nên để
nghiêng ngã, xiêu vẹo, dể rồi phải thay thế hoặc chcíng đỡ
m ất công, lại ảnh hưởng xâu đến sự sống còn của cây tiêu
con còn non nớt.
55