Page 57 - Kinh Nghiệm Trồng Tiêu
P. 57
Khoảng cách giữa hai nọc tạm (sau này sẽ là chỗ trồng
nọc vĩnh viễn) tùy theo kẻ trồng dày người trồng thưa. Có
người chỉ chừa khoảng cách đó cỡ thước rưỡi, nhưng theo
chúng tôi khoảng hai thước là tốt nhất, đó là khoảng cách
của nọc thường, còn với bọc gạch do phải làm bồn to để
trồng được từ sáu đến tám dây tiêu, nên khoảng cách
giữa hai nọc phải rộng hơn, ít ra cũng ba thước mới vừa.
Cách cây nọc tạm khoảng vài ba tấc, người ta đào một
hố sâu khoảng bôn tấc bề cạnh, rồi đổ đầy phân bổi mục
và phân chuồng hoai xuống (vài ba mươi ký cho mỗi hố),
bên trên khỏa lấp đất lại để làm "kho lương thực" cho cây
tiêu sau này. Hô" phân này thường được đào về hướng
Đông hay hướng Bắc. Sau này rễ tiêu sẽ trực hướng về hô"
phân này mà rút chất dinh dưỡng để sông...
Cạnh hô" phân lót này, người ta lại moi một hô" khác
có kích thước nhỏ hơn, bón sơ vài ký phân chuồng hoai
vào đó, trộn chung với một lớp đất mỏng rồi ghim xuống
hô" hai hom tiêu giống (đặt song song và sát với hai mép
hô") rồi khỏa đất lại. Điều cần nhớ là nên dùng tay ém cho
chặt gô"c để rễ tiêu mau tiếp xúc với đâ"t... Không nên ém
quá mạnh tay, vì như vậy sẽ làm thương tổn hom giông,
nếu đó là hom mới cắt đem trồng trực tiếp ra vườn. Mà
ngay hom đã qua thời kỳ ương rồi cũng vậy, â"n mạnh tay
quá vẫn có thể làm đứt rễ non.
Khi đặt cây hom xuống trồng nên hướng phần gô"c về
phía hướng hô" phân để sau này rễ cũng hướng về phía
ấy. Sau này khi thay nọc vĩnh viễn do phải đào bới vẫn
không đụng chạm đến rễ cây khiến cây không bị hư hại.
Mặt khác, khi trồng hom tiêu giống, ta cũng để ló lên
khỏi mặt đâ't một đoạn chừng vài ba mắt để sau này các
tược mới sẽ từ các mắt đốt â"y mà đâm ra.
56