Page 62 - Kinh Nghiệm Trồng Tiêu
P. 62
Việc tuột cây xuống, nếu sau một thời gian thây cây
vẫn mọc yếu ớt thì nên tiến hành tuột thêm lần hai, lần
ba... Điều cần nhớ là mỗi lần tuột dây tiêu xuống đất như
vậy, ta nên cô" tránh làm cho dây tiêu giập nát hoặc gãy
khúc, lợi đâu chưa thấy chỉ thây hại mà thôi.
Trong ba cách trồng kể trên, cách thứ nhất có thể đem
lại kết quả tốt, vì dù ngắt đọt cây vẫn không bị mất sức.
Hơn nữa, do ngắt đọt, nên chiều cao cây tiêu bị hạn chế
chỉ bằng chiều cao của nọc nó leo. Nhờ đó mà việc chăm
sóc và thu hoạch trái cũng được thuận lợi, dễ dàng.
Qua cách thứ hai là cứ mặc cho cây mọc tự nhiên, lên
đến đâu thì tới, xem ra bâ't tiện. Cây dể mọc quá cao chưa
chắc đã tăng thêm năng suất, mà trước mắt, việc thu hoạch
sẽ gặp rất nhiều trở ngại, lại tốn nhiều công sức nữa. Đó
là chưa tính đến việc, nếu cây tiêu đó bị sâu rầy hay mắc
một chứng bệnh gì đó thì làm sao xử lý bệnh cho cây
được đây?
Cách trồng thứ ba là cách từ lâu được đa số người
trồng tiêu áp dụng. Đây cũng là phương pháp trồng bầu
bí, mướp... của ông bà ta xưa. Do được đôn tuột xuống
nhiều lần, thân tiêu đương nhiên bị "lùn" xu ông, gốc tiêu
bắn ra nhiều rễ nên giúp cây có đủ sức dinh dưỡng để
mọc vượt lên mạnh mẽ. Nhờ đó mà tiêu sai trái. Phương
pháp này không phải dễ thực hiện, chỉ những ai thực sự
có kinh nghiệm mới thực hiện được.
Trong kinh nghiệm trồng tiêu, có lẽ chúng tôi cũng
cần trình bày thêm một điều là chúng ta đừng coi thường
những chiếc rễ lộ thiên mọc ở m ắt các đốt trên thân cây
tiêu. Mỗi khi cần bóc những rễ này rời khỏi nọc (như khi
tuột dây tiêu xuống để lấp đất, hay khi cần thay nọc vĩnh
61